Kỳ vọng và thực tế
Không có bất kỳ khách sạn, siêu thị và trung tâm mua sắm nào, cư dân rất ít, nhiều nhà hàng trống một nửa trong giờ ăn là những gì đang diễn ra ở Masdar (Abu Dhabi) - một dự án trị giá hàng tỷ USD.
Vào thời điểm năm 2008 khi dự án bắt đầu khởi công, Masdar được kỳ vọng là thành phố bền vững, không có ô tô cá nhân, không có khí thải carbon...
Wahaa al-Antali - học ở Viện Khoa học và Công nghệ Masdar cho hay: "Tôi nghe người ta gọi nơi này là "thành phố ma xanh" và đôi khi tôi cũng cảm thấy như vậy".
Bản phối cảnh của thành phố Masdar.
Theo SCMP, không thể phủ nhận tham vọng của dư án, đặc biệt là đối với tiểu vương quốc Abu Dhabi - thủ đô của UAE (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất). Các tòa nhà ở Masdar được định hướng để đón gió. Các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà, phương tiện công cộng dọc các con đường thay vì ô tô.
Tại trung tâm Masdar, có một cơ sở nghiên cứu 4 tầng. Đây là nơi các nhà khoa học thế hệ mới chuyên về công nghệ sạch đang được đào tạo. Nhưng việc thiếu những cư dân đăng ký sống thử nghiệm là điều đáng lưu ý dẫn đến những lo lắng về dự án.
Đã một thập kỷ kể từ khi dự án được khởi công - nơi tự hào trở thành thành phố không khí thải carbon dầu tiên trên thế giới, nhưng kế hoạch đó giống như ảo ảnh. Một số người tự hỏi tương lai của cái gọi là thành phố Tương Lai sẽ thế nào.
Số người đến sống và làm việc ở đây rất ít.
Kể từ năm 2008, chỉ có 260.000 m2 mặt bằng tức 7% trong tổng số 3,7 triệu m2 theo kế hoạch được xây dựng. Hiện, thêm 700.000m2 mặt bằng đang được xây dựng. Dự án dự kiến hoàn thành năm 2016, nhưng mốc hoàn thành dự án hiện nay được đưa ra là 2030.
Cuộc sống vắng lặng
SCMP cho rằng điều thực sự thiếu ở đây là con người - xương sống của bất kỳ thành phố nào. Bon - nhân viên bảo vệ tại một ngân hàng nằm tại khu buôn bán kinh doanh ở Masdar biết rõ điều này. Với việc ít khách hàng nên anh có thể trò chuyện lúc 10h30' vào một ngày thường trong tuần.
Một nhà hàng vắng người vào giờ ăn.
"Không nhiều người đến đây", nam thanh niên bảo vệ đến từ Philippines nói. Chia sẻ với chuyên trang This Week In Asia, Bon cho hay: "Đôi khi, cả ngày chúng tôi chỉ có 10 khách hàng, đôi khi chỉ có 5 khách hàng".
Điều đó không đáng ngạc nhiên khi có chưa đến 3.500 người làm việc tại Masdar, 1.300 người ở đây. Trong khi kế hoạch là thành phố dự định đón 45.000 người đến ở vào năm 2016 và 60.500 người tới đây mỗi ngày.
Tòa chung cư đầu tiên của Masdar hoàn thành hồi năm 2017. al-Atali và khoảng 300 bạn học của cô là những cư dân duy nhất ở đây trong nhiều năm. Theo al-Antali, nơi này rất vắng vẻ đôi khi khiến cô sợ. "Khi đi bộ ở đây vào ban đêm, tôi sợ có thây ma", cô gái chia sẻ.
Các công trình vẫn đang được tiếp tục xây dựng.
Học viện Khoa học và Công nghệ Masdar miễn học phí và cung cấp chỗ ở cho sinh viên để thu hút nhiều người đến đây học. Thành phố cũng "trải thảm đỏ" mời gọi các công ty công nghệ sạch toàn cầu đến đây với ưu đãi gồm miễn thuế doanh nghiệp và hoạt động với 100% sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, những ưu đãi đó vẫn chưa thu hút được nhiều người như al-Atali.
Tuy vậy, Chris Wan (người giám sát thiết kế Masdar City) vẫn cho thấy sự lạc quan: "Kỳ vọng của chúng tôi là có 50.000 người sinh sống ở đây vào năm 2030 và chúng tôi cũng mong thêm 40.000 người làm việc hằng ngày".
Masdar đã thu hút 537 công ty, cơ quan trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp công nghệ sạch bao gồm Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế.
Những căn biệt thự đẹp và bề thế nhưng khiến ai nấy đều “lạnh gáy“ khi nhìn thấy vì chúng đã bị bỏ hoang hơn 4 năm...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.