Nông dân miền Tây cuống cuồng trồng loại mít ruột đỏ cho lời gấp chục lần mít Thái và cái kết đắng

Trần Đáng Thứ bảy, ngày 06/11/2021 13:15 PM (GMT+7)
Giá mít Thái siêu sớm đang kém hấp dẫn khiến nhiều nông dân miền Tây Nam bộ lao vào trồng mít ruột đỏ với hy vọng tiếp tục làm giàu. Tuy nhiên, nhiều người đã phải chặt bò vườn mít.
Bình luận 0

Ông Huỳnh Văn Dũng (chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống Hai Đê, Bến Tre) cho biết, ông vừa giao 1.000 cây mít ruột đỏ cho một nông dân ở Tây Ninh.

Nông dân miền Tây cuốn cuồn trồng loại mít ruột đỏ tươi thu lời gấp chục lần mít Thái và cái kết đắng - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Tân, một thương lái thu mua mít ở miền Tây Nam Bộ, bên cây mít ruột đỏ Malaysia bị chặt ngang ngọn chờ tháp mít khác. Ảnh: Trần Đáng

Loay hoay trồng, chặt mít ruột đỏ

Theo anh Nguyễn Tân, một thương lái thu mua mít ở miền Tây Nam Bộ, nhiều nông dân đang nếm đau thương vì trồng mít ruột đỏ.

Ngoài công việc là thương lái thu mua mít, anh Tân còn là nông dân trồng mít ruột đỏ.

Vừa rồi, anh Tân chặt bỏ hơn 1.400 cây mít ruột đỏ lá cong (mít ruột đỏ Malaysia) trồng được 1 năm tại huyện Tiểu Cần (Sóc Trăng).

Theo anh Tân, mít cho chất lượng và mẫu mã không tốt. Đặc biệt, thời gian cho trái của giống mít này rất muộn, 3 – 4 năm.

"Phát hiện ra điều này nên tôi chặt bỏ vườn mít để tháp mít khác. Việc này rất tốn kém", anh Tân chia sẻ.

Nông dân miền Tây cuốn cuồn trồng loại mít ruột đỏ tươi thu lời gấp chục lần mít Thái và cái kết đắng - Ảnh 2.

Một cây mít ruột đỏ Malaysia đã được chặt bỏ đang tháp một loại mít khác. Ảnh: Trần Đáng.

Tại xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, Tiền Giang), bà Lê Thị Năm cũng đang chặt bỏ vườn mít ruột đỏ lá cong rộng gần 1ha để tháp giống mít khác.

Theo bà Năm, bà mua giống mít ruột đỏ giống Malaysia từ một nhà vườn ương giống cây ăn trái ở Bến Tre. Tuy nhiên, giống mít này trồng gần 4 năm vẫn chưa cho trái.

"Tôi không đủ kiên nhẫn với giống mít này nữa", bà Năm quả quyết.

Theo anh Tân, hiện tại ở miền Tây, khá nhiều nông dân đang loay hoay trồng mít ruột đỏ. Nhiều người mất vài năm trồng mít ruột đỏ rồi lại chặt đi để tháp giống mít khác.

"Giá mít Thái siêu sớm ngày càng kém hấp dẫn khiến nông dân miển Tây đổ xô trồng mít ruột đỏ. Tuy nhiên, việc thử nghiệm trồng mít ruột đỏ hiện nay khiến nhiều nông dân miền Tây trả giá đắt", anh Tân thổ lộ.

Hiện, trên thị trường có các dòng mít ruột đỏ, như: Mít ruột đỏ sơ đỏ Malaysia, mít ruột đỏ sơ vàng Thái Lan, mít ruột đỏ Cần Thơ và mít ruột đỏ sơ đỏ Indonesia.

Nông dân miền Tây cuốn cuồn trồng loại mít ruột đỏ tươi thu lời gấp chục lần mít Thái và cái kết đắng - Ảnh 4.

Về hình thức, mít ruột đỏ cho trái khá xấu. Ảnh: Trần Đáng

"Thực chất mít ruột đỏ sơ đỏ Indonesia là mít ruột đỏ sơ vàng của Thái Lan. Các cơ sở bán cây giống chỉ đổi tên để bán giống", một cán bộ nông nghiệp của một tỉnh ở miền Tây cho biết.

Hiện, nhiều cơ sở bán giống mít ruột đỏ cam kết với nông dân là giống mít ruột đỏ Indonesia cho trái sau khi trồng 18 tháng. Với giống mít ruột đỏ Malaysia là hơn 2 năm trồng.

Lý giải việc cây mít trồng mất 4 năm không ra trái, anh Tân cho là do giống mít. "Các cơ sở nhân giống không chuẩn nên cây ra trái rất chậm", anh Tân cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, việc cây mít ra trái muộn chủ yếu do kỹ thuật trồng không đúng.

"Tuy cây mít dễ trồng, nhưng phải có kỹ thuật làm liếp, cắt ngọn, tỉa cành, bón phân, kích thích ra hoa… Tâm lý bà con nông dân là cây nào có thị trường, giá tốt là đeo theo trồng mà quên mất phải nghiên cứu kỹ thuật trồng", ông Dũng chia sẻ.

Mít ruột đỏ chờ thị trường

Nông dân miền Tây cuốn cuồn trồng loại mít ruột đỏ tươi thu lời gấp chục lần mít Thái và cái kết đắng - Ảnh 5.

Hiện, có 4 loại giống mít ruột đỏ bán trôi nổi trên thị trường. Ảnh: Trần Đáng

Về thị trường mít ruột đỏ, anh Tân cho rằng còn quá sớm để khẳng định tốt hay không.

 "Vừa rồi, tôi "đóng" thử một ít mít ruột đỏ để xuất khẩu. Mấy tháng nay vẫn chưa thấy đối tác hồi âm có lấy nữa không", anh Tân cho biết.

Riêng với thị trường trong nước, anh Tân cho biết mít tiêu thụ rất chậm, chủ yếu để ăn chơi.

"Hiện, giá mít trên thị trường đang khá tốt. Tuy nhiên, với cá nhân tôi, chất lượng, hình thức mít ruột đỏ thua cả mít Thái siêu sớm", anh Tân khẳng định.

Theo ông Nguyễn Hoàng Cung, Giám đốc công ty TNHH nông sản sạch Đại Thuận Thiên (TP.Cần Thơ), một công ty chuyên xuất khẩu trái cây, cho đến giờ chưa có giống mít ruột đỏ nào được xác nhận.

Riêng với thị trường, ông Cung cho biết đã xuất thử mít ruột đỏ sang Trung Quốc nhưng số lượng còn rất khiêm tốn.

Nông dân miền Tây cuốn cuồn trồng loại mít ruột đỏ tươi thu lời gấp chục lần mít Thái và cái kết đắng - Ảnh 6.

Thương lái thu mua mít ruột đỏ ở Tiền Giang. Ảnh: Trần Đáng.

"Khách quan mà nói trái mít không đẹp. Tỷ lệ vườn cho trái loại 1 không cao", ông Cung nhận xét.

Tại thị trường TP.HCM, có thời điểm giá mít ruột đỏ 120.000 – 130.000 đồng/kg vẫn đắt hàng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem