Kon Tum: Nông dân Sa Thầy có của ăn của để từ vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội

Văn Nhiên Thứ tư, ngày 10/05/2023 12:30 PM (GMT+7)
Nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum để phát triển kinh tế, giảm nghèo.
Bình luận 0

Giúp hộ nghèo Ngân hàng CSXH vượt khó

Anh Klanh (làng Kà Đừ, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) là điển hình sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND. Anh Klanh phấn khởi cho biết: "Trước đây, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo và được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 30 triệu đồng. Từ nguồn vốn vay, gia đình tôi mua 1 con bò và mua phân bón chăm sóc 1ha cà phê, 1ha sắn. Bò được gia đình chăm sóc tốt đã sinh 1 con bê; vườn cà phê, sắn có phân bón, sinh trưởng tốt. Năm vừa qua, gia đình thu gần 100 triệu đồng từ cà phê, sắn".

Có vốn, nông dân Sa Thầy có của ăn của để - Ảnh 1.

Chị em phụ nữ làng Chốt, thị trấn Sa Thầy trao đổi về việc vay vốn. Ảnh: V.N

Có vốn, nông dân Sa Thầy có của ăn của để - Ảnh 2.

Năm 2022, Ngân hàng CSXH huyện tiếp tục cho gia đình anh Klanh vay 40 triệu đồng. Từ số tiền vay cùng với nguồn vốn tích lũy qua các nguồn thu từ sản phẩm nông nghiệp, gia đình anh Klanh đầu tư 150 triệu đồng xây dựng căn nhà kiên cố. Và cũng trong năm qua, gia đình anh Klanh thoát nghèo.

Tương tự anh Klanh, chị Y Ri cũng vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn Ngân hàng CSXH. Trao đổi về vay vốn phát triển kinh tế, chị Y Ri thật lòng: "Trước đây, gia đình mình thuộc diện hộ nghèo, thiếu đất sản xuất, cuộc sống rất khó khăn. Năm 2016, gia đình mình vay Ngân hàng CSXH 30 triệu đồng mua 2 con bò sinh sản. Bò được gia đình chăm sóc sớm sinh 2 con bê. Và để có đất sản xuất, gia đình mình bán bò mua 1,5ha đất, sau đó đầu tư trồng 1ha cao su, còn lại 0,5ha trồng sắn".

Không dừng lại, gia đình chị lại tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng để thâm canh cây trồng và mua 1ha đất mở rộng trồng sắn. Năm 2019, gia đình chị chính thức thoát khỏi hộ nghèo. Ba năm trở lại đây, bình quân mỗi ngày, gia đình chị thu khoảng 350.000 đồng từ bán mủ cao su và mỗi năm chị thu khoảng 75 - 80 triệu đồng từ bán củ sắn.

Tạo vốn làm ăn cho hơn 8.000 hộ dân

Anh Lê Văn Biết - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Sa Thầy chia sẻ, thông qua các nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng CSXH ủy thác cho hội viên vay phát triển kinh tế, giảm nghèo, cùng với cuộc vận động giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, ứng dụng khoa học vào sản xuất từ các chương trình khuyến nông, cuộc sống của người dân trên địa bàn có của ăn của để, đời sống ngày càng ổn định và phát triển.

Theo Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Sa Thầy Phan Văn Tân: Đến hết năm 2022, Ngân hàng CSXH huyện có tổng dư nợ đạt trên 480 tỷ đồng với 8.645 khách hàng còn dư nợ. Việc bình xét cho vay luôn được công khai dân chủ có sự giám sát của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác nên việc cho vay đảm bảo đúng đối tượng phát, huy hiệu quả vốn vay. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem