Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019

  • Trao đổi với NTNN/Dân Việt về Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2019, ông Nguyễn Hồng Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) khẳng định, những nông dân được lựa chọn tôn vinh trong chương trình là đại diện cho thế hệ “nông dân mới” đã và đang thể hiện được vai trò làm chủ của mình trong sản xuất nông nghiệp.
  • Tám năm làm báo viết về người nông dân nông thôn, tôi đã từng nhận được khá nhiều câu hỏi vì sao lại chọn lĩnh vực này? Viết về người nông dân có khó không? Thực ra, với người làm báo, viết về mỗi lĩnh vực đều có một cái khó riêng, cái hay riêng. Với tôi có lẽ là một cái duyên.
  • Ban giám khảo không hề bàn với nhau, cũng không hề có cuộc họp nào, hoàn toàn là sự khách quan của người chấm, nhưng khi khớp lại với nhau thì kết quả rất tương đồng, nếu có sự chênh lệch cũng không đáng kể.
  • Hôm nay, 4/10 tại trụ sở Báo Nông Thôn Ngày Nay (Hà Nội), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức họp báo công bố danh sách 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” và Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2018-2019.
  • Hôm nay, 4/10 tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức Họp báo công bố danh sách 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019 và Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2018-2019.
  • Tận dụng tất cả những rẻo đất thừa trồng thảo dược, nghiên cứu tìm tòi giống cây mới có giá trị cho sức khỏe, bảo vệ môi trường, giúp dân học hỏi kinh nghiệm làm giàu…đó là tất cả những việc làm hết sức ý nghĩa của lão nông Phan Đình Xuân.
  • Đã hơn 2 thập kỷ ông Vừ Chúng Cáy làm trưởng thôn Mo Pải Phìn, cũng chừng ấy thời gian ông với bộ đội biên phòng giữ vững an ninh trật tự nơi biên giới; giúp đỡ các hộ đồng bào dân tộc nâng cao nhận thức pháp luật.
  • Với đôi bàn tay không biết mệt mỏi, ông Ngô Thọ Hoà (SN 1963; ngụ ở ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) đã “biến” hàng chục ha đất khô cằn thành đất lúa màu mỡ.
  • Từ một người phụ nữ chỉ lo công việc nội trợ, nhưng chị Trương Ánh Nguyệt - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, đã tự lực cánh sinh, quyết tâm nối nghiệp chồng để trở thành “đầu tàu” của một HTX chuyên sản xuất, kinh doanh ba ba, cua đinh giống nức tiếng miền Tây. Nhiều người gọi chị là phận má hồng nhưng đã vượt qua thử thách để nuôi cả một đàn "thủy quái" toàn con to nặng ở bể xi măng.
  • Bằng cách cho các loại cây đặc sản như chôm chôm, nhãn ra trái ngịch vụ, ông Trần Thành Nam (SN 1945, ở ấp Tân Nam, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thu tiền tỷ mỗi năm. Chính vì bí quyết "bắt" cây chôm chôm đặc sản ra trái nghịch vụ mà nhiều người gọi ông Nam là tỷ phú làm ngược đời với thiên hạ.