Máy bay chiến đấu Su-27 là vũ khí lợi hại của quân đội Tổng thống Nga Putin.
Máy bay chiến đấu Su-27 của Nga đã chặn một chiếc máy bay gián điệp P-8 của Hải quân Mỹ ngày 1.5 khi bay trên biển Baltic, báo Anh Dailystar cho hay.
Trong khi đó, hãng tin CNN đưa tin, theo một quan chức, máy bay Nga đã bay cách máy bay Mỹ khoảng 6m. Hành động này được coi là an toàn nhưng “thiếu chuyên nghiệp”. Người phát ngôn lực lượng Hải quân Mỹ tại châu Âu, Thiếu tá Zach Harrell từ chối bình luận về vụ việc trên.
Ông Harrell nhấn mạnh: "Các máy bay và tàu chiến Hải quân Mỹ thường xuyên tiếp xúc với các đơn vị quân đội từ những quốc gia khác". Quan chức này cũng nói rằng Hải quân Mỹ sẽ cung cấp thông tin về những vụ tương tác thiếu an toàn.
NATO và lực lượng Nga thường xuyên đụng độ ở khu vực Baltic, với hàng ngàn quân Mỹ, Anh và quân đội phương Tây luôn trong tư thế sẵn sàng khi ở sát sườn Nga.
Quân đội Putin cũng đã đáp trả bằng hiện vật với xe tăng, binh sĩ và máy bay tất cả đều cảnh giác ở phía bên kia biên giới với Nga. Các lực lượng Nga và Mỹ đã hiện diện sẵn sàng trong khu vực Baltic trong bối cảnh căng thẳng giữa Putin và NATO gia tăng. Cả hai đều cáo buộc đối phương là kẻ xâm lược trong khu vực - gửi hàng ngàn quân đến biên giới của Nga và đồng minh NATO.
Mối lo ngại chiến tranh giữa phương Tây và Nga đã lờ mờ trong năm nay khi hai bên lao vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Các quan chức Liên Hợp Quốc đã mô tả cuộc xung đột như "trả thù" trong một bài phát biểu hồi đầu năm nay trong bối cảnh xung đột Syria.
Máy bay gián điệp P-8 của Hải quân Mỹ.
Mới đây, trong một bản báo cáo Học viện Quân sự Mỹ ở West- Point, nhóm tác gia Mỹ đã đánh giá, Nga có một lợi thế quan trọng vượt trội so với NATO ở Đông Âu.
Nhóm nghiên cứu của Viện chiến tranh hiện đại, thuộc Học viện Quân sự lưu ý rằng chiều rộng của các tuyến đường sắt ở Litva, Latvia và Estonia khác biệt với châu Âu vì những tiêu chuẩn đã được thông qua từ thời Liên Xô. Theo ý kiến của họ, điều này sẽ tạo cho Nga lợi thế quan trọng trong trường hợp có chiến sự.
"Tính không tương hợp này có nghĩa là các tàu chở thiết bị quân sự và đạn dược từ những căn cứ chính của NATO đến Đức hoặc Ba Lan sẽ phải vận chuyển hàng hóa trên những đoàn tàu thích nghi với tuyến đường của Nga, hoặc phải dùng xe để chuyên chở đến điểm đích", bản báo cáo nhận xét.
Trong khi đó, cả hai phương án vận chuyển đều đòi hỏi chi phí đáng kể về thời gian, việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng và cả kinh nghiệm trong việc tiến hành các hoạt động như vậy, những vấn đề này binh sĩ NATO không được trang bị đủ, theo ý kiến của nhóm nghiên cứu.
Không giống như các cường quốc phương Tây, Nga có thể sử dụng những ưu thế cơ động vì sự trùng hợp ngẫu nhiên của tiêu chuẩn đường sắt trong tất cả các quốc gia của Liên Xô cũ như một lợi thế chiến lược, nhóm chuyên gia kết luận.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.