(Đường màu hồng 26,5km: quốc lộ 1. Đường màu xanh 12km: Đường tránh Cai Lậy). Ảnh Vitalk.
Trạm thu phí này nằm trong dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 khởi công năm 2014.
Trong đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới dài 12 km, xây mới 7 cầu, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Phần bảo trì, tăng cường Quốc lộ 1 đoạn qua Cai Lậy dài 26,5 km với vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.
Trước đó, Tỉnh Tiền Giang cho biết đầu tiên chỉ đề nghị làm tuyến tránh Cai Lậy bằng tiền ngân sách nhưng sau đó, Bộ GTVT cho làm đường bằng hợp đồng BOT.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 18.8, một lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cho biết xuất phát từ việc kẹt xe các ngày cao điểm ở ngã tư huyện Cai Lậy nên UBND tỉnh có đề nghị Chính phủ và Bộ GTVT xem xét làm đường tránh qua huyện này.
"Tỉnh mong muốn có con đường tránh để giảm tải Quốc lộ 1 bằng tiền ngân sách nhưng không rõ vì sao sau đó Bộ GTVT kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT" - vị lãnh đạo này nói.
Trạm thu phí Cai Lậy vẫn còn chưa thu phí vào sáng 18.8. Ảnh Người Lao động
Ngoài ra, vị lãnh đạo này cũng khẳng định dự án này là của Bộ GTVT, tỉnh chỉ tham gia giai đoạn giải tỏa mặt bằng, các khâu còn lại từ vị trí đặt trạm thu phí, giá thu phí, chủ đầu tư là ai thì không biết. "Đặc biệt, việc Bộ GTVT cho rằng tỉnh Tiền Giang đề nghị đưa thêm hạng mục "Tăng cường mặt đường Quốc lộ 1" vào dự án là hoàn toàn không có. Cả dự án này, Bộ GTVT và chủ đầu tư thực hiện chứ tỉnh không có đề nghị nào cả" - đại diện tỉnh Tiền Giang nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu của phóng viên, vào năm 2009 - thời điểm ông Hồ Nghĩa Dũng làm Bộ trưởng Bộ GTVT - ông Dũng có ký quyết định cho phép lập dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1, đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Sau đó, ngày 11.11.2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng có chủ trương đồng ý đầu tư tuyến tránh qua huyện Cai Lậy theo hình thức hợp đồng BOT.
Đến ngày 19.12.2013, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ký quyết định phê duyệt dự án sửa lại dự án "đầu tư xây dựng tuyến tránh qua Quốc lộ 1" và thêm cụm từ "Tăng cường mặt đường đoạn Km1987+500 – KM 2014+000".
Được biết, trạm BOT Cai Lậy nằm trong dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và nâng cấp mặt đường Quốc lộ 1, hoạt động từ ngày 1.8.
Sau một tuần hoạt động, nhiều tài xế dùng tiền lẻ 200, 500, 1.000 đồng khi qua trạm nhằm phản đối cách đặt trạm bất hợp lý. Họ yêu cầu dời trạm thu phí vào tuyến đường tránh, vì đây mới là đường được đầu tư.
Đại diện chủ đầu tư, Công ty TNHH BOT đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang lý giải, phí bảo trì mỗi năm đóng trên đầu xe chỉ đủ để "dặm vá ổ gà". Còn dự án tăng cường mặt đường trên quốc lộ do đơn vị thực hiện, bốc dỡ toàn bộ mặt đường để thảm lại nên chi phí cao hơn. Mức phí ở trạm thu cao hơn cao tốc Trung Lương vì thời gian thu ngắn hơn, chỉ hơn 6 năm so với trên 20 năm.
Ngày 16.8, Bộ Giao thông đã quyết định giảm mức phí lượt của các phương tiện qua trạm thấp nhất là 25.000 đồng, cao nhất là 160.000 đồng và miễn phí cho các xã nằm gần trạm thu phí, thực hiện từ 21.8.
Dự án tuyến tránh Cai Lậy "biến dạng" sau 8 năm
Quốc lộ 1 qua Cai Lậy, Tiền Giang là tuyến giao thông "xương sống", nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM nhưng thường xuyên kẹt xe những ngày lễ, Tết. Tỉnh Tiền Giang đã đề nghị làm tuyến tránh qua đoạn đường này.
Năm 2009, Bộ Giao thông Vận tải lập dự án đầu tư tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thị trấn Cai Lậy (nay là thị xã Cai Lậy, Tiền Giang) và được Chính phủ đồng ý.
Đến tháng 9.2013, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể (hiện là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng) ký quyết định công bố dự án tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thị trấn Cai Lậy theo hình thức BOT dài 12 km, tổng kinh phí 1.700 tỷ đồng.
Tài xế đưa tiền lẻ phản đối trạm thu phí. Ảnh: Hoàng Nam.
Ba tháng sau, theo tờ trình của Tổng cục Đường Bộ, ông Thể ký tiếp quyết định phê duyệt dự án tuyến tránh và thay đổi tên "Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang" thành "Dự án đầu tư xây dựng công trình Quốc lộ 1 qua đoạn tránh thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường theo hình thức hợp đồng BOT".
Sau khi làm việc với tỉnh Tiền Giang, Bộ đã báo cáo và được Chính phủ cho chỉ định thầu. Liên doanh nhà đầu tư dự án là Công ty Cổ phần phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1.
Trong đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới dài 12 km, xây mới 7 cầu, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Phần bảo trì, tăng cường Quốc lộ 1 đoạn qua Cai Lậy dài 26,5 km với vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng, trong đó nâng cấp 14 cầu.
Năm 2014, dự án được khởi công, theo thiết kế trạm thu phí đặt trên quốc lộ, cách vị trí hiện nay 600 m về hướng Vĩnh Long. Tuy nhiên năm 2015, khi dự án sắp hoàn thành, Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang (liên doanh đầu tư, quản lý và khai thác dự án) xin điều chỉnh vị trí trạm, với lý giải do chỗ cũ dân đông, đất thổ cư nhiều và chưa thống nhất khiếu nại đền bù. Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang và UBND huyện Cai Lậy đã đồng ý.
Sau 3 năm thi công, dự án được hoàn thành. Ngày 31/7, chủ đầu tư là Công ty TNHH BOT Cai Lậy công bố dự án, hôm sau thu phí với mức vé từ 35.000-180.000 đồng, thời gian thu 6 năm 5 tháng. Trong ngày đầu tiên thu phí, tại trạm đã xảy ra ùn ứ do lưu lượng xe cộ trên quốc lộ đông.
(Theo VNE)
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.