Bộ Y tế xác định các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm
Bộ Y tế xác định các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm Theo ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), dự kiến số tiền của Quỹ này có thể lên con số hàng chục đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, chính vì vậy theo ông Hưng, về nguyên tắc hoạt động Quỹ phải có bộ máy quản lý với đầy đủ quy chế và dự kiến muộn nhất tuần sau sẽ phối hợp với các đơn vị để ban hành được quy chế.
Bộ Y tế được giao xác định các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm trong thời gian đầu.
"Quỹ sẽ được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó sẽ huy động nguồn lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Nếu các doanh nghiệp muốn đóng góp vào quỹ thì hoàn toàn có thể chuyển tiền qua hệ thống các ngân hàng thương mại", Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân sách nói.
Trước những băn khoăn về việc doanh nghiệp ủng hộ quỹ Vắc xin có được ưu tiên tiêm trước hay không, đại diện Bộ Tài chính cho biết, Việc mua vắc xin hiện nay tập trung qua đầu mối là Bộ Y tế. Cơ quan này được giao xác định các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm trong thời gian đầu. Sau đó, khi có lượng vắc xin đủ lớn, Bộ Y tế sẽ đề xuất mở rộng các nhóm đối tượng được tiêm. Đại diện Bộ Tài chính cho rằng người lao động ở các khu công nghiệp tập trung cũng nên thuộc nhóm được ưu tiên.
Mỗi tháng có gần 12.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 5, cả nước có 11.600 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 150.600 tỷ đồng, giảm 22% về số doanh nghiệp và giảm 16,3% về vốn đăng ký. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp tăng 8,1%; số vốn đăng ký tăng 33,6%.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 13 tỷ đồng, tăng 7,3% so với tháng trước và tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước.
Mỗi tháng có gần 12.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Trong tháng, cả nước còn có 4.892 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 14,8% so với tháng trước và giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước; 3.400 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 26,1% và tăng 1,7%; 4.234 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 24,5% và tăng 37,3%; 1.279 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 17% và tăng 33%.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm, khoảng 60.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Tính trung bình, mỗi tháng có gần 12.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Giá thép tăng phi mã khiến CPI tháng 5 đi lên
Tại báo cáo tình hình kinh tế xã hội, Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với tháng 5/2020. Bình quân 5 tháng đầu năm, CPI tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
“Giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng do giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 5 tăng”, cơ quan thống kê lý giải.
So với tháng trước, có 8 nhóm hàng tăng giá và 3 nhóm giảm giá. Cụ thể, nhóm giao thông có mức tăng so với tháng trước cao nhất với 0,76%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,4%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,04% chủ yếu do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.
Đề xuất xây nhà máy nhiệt điện cho 'siêu dự án' gang thép 85.000 tỷ
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, xác nhận địa phương đã kiến nghị Bộ Công Thương cho phép xây nhà máy phát điện nhiệt 300 MW nhằm cung cấp điện trực tiếp cho khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2.
Dự án khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 do Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất (thuộc Tập đoàn Hòa Phát) làm chủ đầu tư, có diện tích gần 284 ha, công suất 5,6 triệu tấn/năm, tổng vốn khoảng 85.000 tỷ đồng.
Theo ông Minh, nhà máy nhiệt điện này có vai trò cấp điện riêng cho khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất, không phát lên lưới quốc gia. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ được khởi công trong năm 2022 và đưa vào vận hành năm 2024.
Tuy nhiên hiện nhà máy nhiệt điện dư này chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Do vậy Quảng Ngãi kiến nghị Bộ Công Thương xem xét bổ sung nhà máy phát điện vào dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ Công Thương: Ưu tiên tiêu thụ vải thiều, thanh long, hành củ
Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về việc tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ trong nước đối với các sản phẩm nông sản của một số địa phương.
Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại khi tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Cục Quản lý thị trường các tỉnh, TP trực thuộc TW chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn xây dựng kế hoạch cụ thể hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản của vùng đang có dịch.
Cụ thể, phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tăng điểm bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ nông sản và an toàn dịch bệnh; ưu tiên các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, đã và đang vào vụ thu hoạch như vải thiều, thanh long, khoai lang, xoài, dưa hấu, hành củ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.