Đua nhau giảm giá xe, xả hàng tồn
Bước sang năm 2020, nhiều mẫu xe thế hệ mới sắp ra mắt đòi hỏi các hãng phải nhanh chóng bán hết các lô xe đời cũ 2019, 2018… Đó là nguyên nhân khiến nhiều đơn vị vẫn ráo riết tung các chương trình khuyến mãi, giảm giá xe để hút khách và hơn hết là đẩy hết hàng tồn trong thời điểm này.
Một trong số đó phải kể đến Thaco Trường Hải hiện đang thực hiện chương trình ưu đãi cho nhiều mẫu xe Mazda với mức giảm cao nhất 100 triệu đồng thuộc về Mazda CX-5 bản 2018 và Mazda CX-8.
Nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá xe để hút khách cuối năm.
Hãng xe Vinfast cũng không đứng ngoài cuộc đua giành thị phần dịp Tết khi mạnh tay tung ưu đãi trị giá lên đến 200 triệu đồng. Theo đó, trong tháng 1, khách mua VinFast Lux SA2.0 được khuyến mãi voucher trị giá hơn 200 triệu đồng hoặc miễn phí lãi vay trong vòng 2 năm. Khách mua VinFast Lux A2.0 cũng được tặng voucher trị giá từ 143- 174 triệu đồng tùy phiên bản hoặc miễn phí lãi vay trong 2 năm đầu.
Trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ, Honda City được các đại lý giảm giá từ 20- 30 triệu đồng nhằm kích cầu, tăng doanh số. Với mức giảm trên thì giá thực tế Honda City tại khu vực Hà Nội là 509 triệu đồng cho phiên bản 1.5E, 529 triệu đồng cho bản 1.5G và 569 triệu đồng cho phiên bản 1.5L.
Việt Nam tăng lượng nhập khẩu than đá, quặng và khoáng sản từ Australia
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thương mại 2 chiều Việt Nam - Australia đã có sự chuyển hướng rõ rệt sau 1 năm Hiệp định Đối tác tiến bộ toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực. Theo đó, cán cân thương mại đã chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu.
Cụ thể, thương mại 2 chiều đạt gần 8,1 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Australia 3,523 tỷ USD, giảm mạnh so với mức 3,965 tỷ USD của năm 2018. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Australia tăng lên mức 4,557 tỷ USD, trong khi năm 2018 mới ở mức 3,750 tỷ USD.
Như vậy, Việt Nam nhập siêu từ thị trường Australia trên 1 tỷ USD, trong khi năm 2018, ta xuất siêu 215 triệu USD sang thị trường này.
Trong số 23 nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Australia vào 11 tháng đầu năm 2019, than đá là nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch lớn nhất, trị giá 1,45 tỷ USD, tăng mạnh 96,8% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 35% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này.
Không sử dụng vốn ngân sách đầu tư xây dựng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương có ý kiến kết luận rõ Dự án đã đủ cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; đồng thời, làm rõ nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có công suất thiết kế 20 triệu hành khách/năm, diện tích mặt bằng nhà ga khoảng 110.000 m2, mở rộng sân đỗ máy bay trên diện tích 4.670 m, các hạng mục phụ trợ xây dựng đồng bộ hệ thống kỹ thuật, giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mặt, thoát nước thải).
Dự án được xây dựng trên diện tích 16,05 ha. Tổng vốn đầu tư của Dự án là 10.990 tỷ đồng.
Mỗi ngày, người Việt mua gần 9.000 chiếc xe máy
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), trong quý IV năm 2019, các thành viên hiệp hội đã tiêu thụ hơn 920.000 xe máy các loại.
Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2019, VAMM đã bán ra tổng cộng 3,254 triệu xe máy tại thị trường Việt Nam. Tổng lượng xe máy của các thành viên VAMM giảm nhẹ khoảng 3,87% so với cùng kỳ năm 2018.
Hiện tại, VAMM bao gồm 5 đơn vị thành viên gồm Honda (có 29 sản phẩm), Piaggio (12 sản phẩm), Suzuki (14 sản phẩm), SYM có (19 sản phẩm) và Yamaha có (17 sản phẩm).
Trước đó, trong nửa đầu năm 2019 của VAMM thị trường xe máy Việt Nam ghi nhận mức sụt giảm 5,3% về doanh số so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ "được phép" lỗ 168 tỷ đồng trong năm 2020
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa có Quyết định số 19/QĐ – UBQLV phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020 của Công ty Mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Theo đó, trong năm 2020, Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với 7.000 lao động sẽ phải đạt doanh thu khoảng 2.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 168,4 tỷ đồng; không có nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1; kế hoạch vốn tối đa không quá 77 tỷ đồng; nộp ngân sách 220 tỷ đồng.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ "được phép" lỗ 168 tỷ đồng trong năm 2020
Tại phần phụ lục của quyết định này, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, doanh thu này đã tính đến yếu tố khách quan gồm những tác động tiêu cực của việc thi công các dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đường sắt tuyến Hà Nội – Tp.HCM và việc Tổng công ty chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án Quản lý, khai thác và sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, không tính doanh thu cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (80 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ - Tổng công Đường sắt Việt Nam trong năm 2020 cũng chưa tính đến việc trích lập dự phòng đối với các khoản mục được nêu ý kiến kiểm toán ngoại trừ tại Báo cáo tài chính năm 2017, 2018 (khoảng 807 tỷ đồng) đã được kiểm toán của Công ty mẹ.
Thời điểm cận Tết là thời điểm mà các hoạt động gian lận, lừa đảo tài chính diễn ra phức tạp với các thủ đoạn...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.