Hàng năm, vào dịp kỷ niệm Ngày chiến thắng 30.4, bộ phim “Biệt động Sài Gòn” lại được chiếu trên truyền hình và được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông. Cảm xúc của chị như thế nào?
- Với những người làm nghề như tôi, đó thực sự là phần thưởng cao quý. Bộ phim được làm cách đây 35 năm, nhưng từ đó đến nay, dù là năm kỷ niệm chẵn hay lẻ, nhiều đài truyền hình trên cả nước cũng đều phát lại cho khán giả thưởng thức. Tất cả chúng tôi đều cảm thấy xúc động, tự hào bởi đây là minh chứng bộ phim đã đạt được giá trị nhất định về nội dung tư tưởng và nghệ thuật.
Sau này, tôi đi nhiều nơi và đi đến đâu cũng được công chúng, khán giả nhận ra Thanh Loan – ni cô Huyền Trang trong “Biệt động Sài Gòn”. Riêng dịp lễ 30.4 năm nay, báo chí nhắc về phim thì tôi lại bùi ngùi nhớ đến các đồng nghiệp của mình. Nghệ sỹ Bùi Cường (vai Năm Hòa/K9) đã mất. Anh Quang Thái (vai Tư Chung) năm nay đã ngoài 80 tuổi, bị tai biến không biết gì, chỉ nằm một chỗ, lúc nhớ lúc quên. Diễn viên cùng thời với tôi là Thúy An thì sống ở nước ngoài, không có điều kiện gặp gỡ, chỉ còn tôi với Hà Xuyên, anh Thương Tín thỉnh thoảng gặp nhau.
Vai diễn ni cô Huyền Trang của nghệ sĩ Thanh Loan. Ảnh tư liệu
Sau hơn 30 năm “Biệt động Sài Gòn” được công chiếu, dường như vẫn chưa có bộ phim chiến tranh nào vượt qua được cái bóng của nó, mặc dù bây giờ điện ảnh đã phát triển về mọi mặt, có nhiều hãng phim tư nhân và nhà làm phim nước ngoài gốc Việt tham gia. Theo chị lý do là gì? Phải chăng khán giả không còn yêu thích đề tài chiến tranh nữa?
- Thật sự, thành công của bộ phim “Biệt động Sài Gòn” khiến chúng tôi cảm thấy sung sướng, xúc động nhưng
Năm 1982, phim “Biệt động Sài Gòn” đã quay gần xong tập 1 nhưng đoàn phim vẫn chưa tìm được người đóng vai ni cô Huyền Trang. Khi được đạo diễn Long Vân mời tham gia phim, NSƯT Thanh Loan, lúc này đã 33 tuổi và đang là phát thanh viên Truyền hình Công an. Bộ phim phải quay thời gian khá dài tại TP.HCM, nghệ sĩ Thanh Loan được cơ quan tạo điều kiện cho mỗi năm chừng 3-6 tháng vào TP.HCM đóng phim. |
cũng thoáng buồn vì mấy chục năm rồi, đã có nhiều phim Việt Nam mới ra đời, cũng về để tài chiến tranh cách mạng, nhưng chưa có bộ phim nào được công chúng đón nhận như phim này. Tôi đã xem các phim truyện đề tài chiến tranh, lịch sử của Việt Nam gần đây như “Những người viết huyền thoại”, “Mùi cỏ cháy”, “Đừng đốt”… và cảm thấy các phim này đều có giá trị về mặt tư tưởng.
Nhưng có lẽ bây giờ có nhiều loại hình giải trí, nhiều cái để xem nên khán giả không còn mặn mà với phim đề tài chiến tranh nữa. Trước đây, phim ảnh cũng ít nên “Biệt động Sài Gòn” được chú ý hơn, vả lại cũng chỉ chiếu trên tivi thôi nên mới có đông người xem, chứ đem ra rạp chiếu bán vé thì chưa biết thế nào.
Thời đó, chị cũng như các diễn viên Hà Xuyên, Thúy An… tuy biết là đi làm phim rất khó khăn nhưng thực sự các chị có chút gì đó “băn khoăn”, nghi ngại trong lòng khi nhận lời tham gia phim không?
- Thật sự, giai đoạn đó và trước đó nữa, nghệ sĩ như bọn tôi được mời làm phim là cảm thấy vinh dự và trách nhiệm của người làm nghề. Sự đam mê cuốn chúng tôi say sưa với công việc, không nề hà bất cứ chuyện gì. Cũng vì chúng tôi coi đó là vinh dự, trách nhiệm nên chẳng bao giờ đòi hỏi cátxê cho vai diễn được bao nhiêu tiền, chỉ thấy rằng được đi làm phim là vui rồi, hạnh phúc rồi.
Ngày xưa chúng tôi đóng phim không có hợp đồng và cátxê đâu, chỉ có tiền bồi dưỡng thanh sắc. Như tôi đóng 4 tập “Biệt động Sài Gòn” được bồi dưỡng 18 triệu đồng, sau khi đổi tiền năm 1985 còn 1,8 triệu đồng nhưng vẫn vui, vì thời đó không bị kinh tế thị trường chi phối mà chỉ nghĩ nghệ thuật là trên hết.
Được làm phim với êkip toàn người uy tín và tiếng tăm trong nghề nên ai nấy đều không ngại gian khổ. Bạn thử hình dung một bộ phim nhựa 4 tập mà phải mất 4 năm trời mới xong. Làm rất kỹ, rất cầu kỳ, rất điện ảnh. Nhiều lúc tôi cũng nghĩ làm kỹ quá hay sao mà mất nhiêu thời gian đến thế.
Xin cảm ơn chị!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.