Đã khá lâu mới trở lại màn ảnh nhưng vai diễn trong bộ phim “Về nhà đi con” lại khá giống với những vai diễn trước đây, anh có thấy mình đang bị "chết" hình ảnh với dạng vai bi kịch?
- Trước tiên có lẽ vì khuôn mặt tôi có nét khắc khổ, lên hình những nếp nhăn càng hiện rõ hơn nên phù hợp với tạo hình nhân vật. Một phần nữa có lẽ là do các đạo diễn “lười” tìm diễn viên nên cứ có vai nào giống là lại tìm đến tôi thôi. Thực sự gương mặt tôi nhìn cũng khắc khổ nên khó có thể thoát được dạng vai đó.
Điều này có khiến anh thấy khó khăn khi muốn thay đổi hình tượng của mình để tìm những vai diễn đặc sắc hơn?
- Có thể có những nhân vật viết giống nhau tới 60 - 70% về tạo hình cho đến nội tâm nên để thoát ra không phải là điều dễ dàng. Trừ khi nhân vật có một cá tính khác mới lạ hẳn thì diễn viên có thể tìm tòi, còn na ná nhau thì rất khó.
Ngay trong bộ phim “Về nhà đi con”, tôi phải cảm ơn những người viết kịch bản, vì thật sự ít khi tôi đọc kịch bản mà thấy hấp dẫn và thích như vậy. Mỗi khi nhận vai tôi đều cố gắng đọc kịch bản một mạch để nắm nội dung phim, nhiều khi đọc trong một đêm làm hết.
Vai diễn lần này rất gần với dạng nhân vật tôi từng đóng nhưng nội dung lại rất cảm động khiến tôi phải khóc rất nhiều lần. Dù nói là một nhân vật dễ nhưng vai diễn này lại có những cái khó khi dễ “ru ngủ” tôi theo lối mòn, nên tôi rất lo lắng. Còn để tạo ra sự thay đổi lớn cũng không được nên tôi bàn với đạo diễn Danh Dũng để trao đổi với biên kịch thay đổi một số chi tiết.
Theo đó tôi muốn tiết chế cảm xúc của nhân vật người cha hơn, vì theo kịch bản gốc ông Sơn là một người đàn ông quá ủy mị. Phim dài 30 tập thì phải có tới 20 tập nhân vật chính phải khóc. Chính sự bản lĩnh của người cha mới là điểm nhấn cho nhân vật trong bộ phim này. Sau khi chỉnh sửa, tôi và đạo diễn cùng đội ngũ biên kịch đã thống nhất xuyên suốt bộ phim ông Sơn chỉ khóc đúng 4 lần vì 3 người con.
NSƯT Trung Anh trong phim “Về nhà đi con”. Ảnh: Mai Lan
Ngoài đời anh có giống người cha trong phim khi bộc lộ cảm xúc với các con?
- Ngoài đời hầu như tôi không khóc từ khi còn bé cho tới lúc trưởng thành. Chuyện vợ chồng, con cái chưa bao giờ tôi phải khó, duy chỉ có khi tôi quá bức xúc trong công việc, như bị phản bội lại con đường nghệ thuật tôi mới khóc 1- 2 lần.
Còn trong phim, tôi lại khóc quá nhiều qua những nhân vật rơi vào hoàn cảnh éo le. Đó có lẽ là một sự mâu thuẫn của con người tôi ngoài đời và trên màn ảnh. Tuy nhiên, đối với tôi việc kịch bản tốt, diễn viên khóc là điều bình thường, còn kịch bản chưa tới mà lại yêu cầu phải khóc một cách giả tạo thì tôi không thể làm được.
Anh và vợ con có hay xem phim anh đóng và so sánh với anh ngoài đời?
- Thực ra tôi không xem lại phim của mình, có duy nhất phim “Người phán xử” thì tôi và anh Hoàng Dũng cùng với
Ngoài đời hầu như tôi không khóc từ khi còn bé cho tới lúc trưởng thành. Chuyện vợ chồng, con cái chưa bao giờ tôi phải khó, duy chỉ có khi tôi quá bức xúc trong công việc, như bị phản bội lại con đường nghệ thuật tôi mới khóc 1- 2 lần”.
NSƯT Trung Anh
|
mấy anh em khác xem để trả lời thắc mắc của khán giả vì họ hỏi nhiều quá, còn cá nhân tôi rất ngại việc đó.
Cả gia đình tôi cũng không mấy khi xem phim tôi đóng vì các con không thích nghệ thuật, còn vợ tôi không thường xuyên xem phim truyền hình.
Ngoài sở thích, việc không muốn xem phim có phải vì anh ngại vợ thấy những cảnh nóng tình cảm trên phim của mình?
- Vợ chồng tôi sống chung 20 năm nay nên cũng hiểu về nghề nghiệp và công việc của tôi. Đi đóng phim có cảnh này cảnh khác, tôi đều chia sẻ với vợ để nếu chẳng may xem cô ấy cũng không bỡ ngỡ. Có nhiều đạo diễn gửi lời mời đóng phim, nhưng sau khi đọc kịch bản tôi từ chối luôn vì có cảnh nóng.
Vì sao hiếm khi anh cùng vợ xuất hiện trước đám đông?
- Vợ tôi là người kín đáo nên có rủ đi cô ấy cũng không thích. Cá nhân tôi cũng vậy, thường không thích sự ồn ào mà thích ở nhà cảm giác yên tĩnh hơn. Nhiều người thấy vậy vẫn bảo tôi hiền, nhưng thực ra tôi không hiền. Những lúc nào tôi bung ra cũng kinh khủng lắm.
Xin cảm ơn anh!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.