Nuôi cá lăng
-
Mỗi một con cá trắm đen đạt trọng lượng 10kg, anh Nguyễn Xuân Sang ở xóm Nai (xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình) thu bán được 2 triệu đồng. Nhờ chuyển sang nuôi cá lồng cuộc sống của gia đình anh Sang đã dư giả. Anh xây được nhà cửa khang trang và sắm được ô tô, khiến nhiều người nể phục.
-
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình đang phát triển mạnh mẽ, đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Từ 1 nền sản xuất nông nghiệp manh mún, đến nay nông nghiệp tỉnh đã và đang chuyển sang quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá.
-
Tại xã Nhị Mỹ (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), nhiều hộ dân đã áp dụng mô hình nuôi kết hợp giữa cá chạch lấu và cá heo trong ao đất, bước đầu mang lại lợi nhuận khá cao. Đây là một kỹ thuật nuôi trồng khá đơn giản, nhưng hiệu quả lại rất tốt.
-
Tận dụng lợi thế diện tích mặt nước lòng hồ Thủy điện Đắkđrinh cùng với kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai mô hình “Nuôi cá Lăng Nha lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi).
-
Huấn luyện cho đàn cá lăng "tập thể dục" những tưởng chỉ có ở các trường xiếc, nhưng đó lại là phương pháp được anh Phí Hải Vân, thành viên HTX Hồ Quỳnh, xã Chiềng Ơn (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) áp dụng vào nuôi cá lăng thương phẩm trên lòng hồ sông Đà.
-
Mới đây Trung tâm Khuyến nông – Giống Cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản tỉnh Đăk Lăk đã phối hợp xã Krông Buk (huyện Krông Pách) tổ chức hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè, thả trên hồ chứa gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2020.
-
Chỉ tính riêng số cá bị mất, một hộ dân ở thị trán Ea T'ling, huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã mất khoảng 5 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc này được xác định có thể là do Thủy điện Buôn Kuốp xả lũ.
-
Nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh về diện tích mặt hồ sông Đà, những năm qua huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã có nhiều chính sách thúc đẩy nuôi cá lồng lòng hồ sông Đà. Huyện đã có nhiều giải pháp tập trung hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, nâng cao nguồn thu nhập ổn định.
-
Anh Lò Văn Sơn, sinh năm 1994, dân tộc Thái, bản Đồng Tâm (xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã có tài sản kếch sù từ việc nuôi cá lăng, mỗi năm thu nhập gần 350 triệu đồng. Hiện nay anh Sơn là 1 trong những tuổi trẻ tiêu biểu của xã Chiềng Ơn trong phát triển kinh tế.
-
Anh Lê Văn Vũ, thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) là người đầu tiên nuôi thành công giống cá lăng chấm ở nơi thượng nguồn sông Đà. Với sự chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, Vũ đã là 1 trong những người đầu tiên thuần hóa thành công giống cá lăng đặc hữu, loài cá đặc sản ví như "thủy quái" của sông Đà...