Nuôi cá lồng

  • Để tạo công việc, hàng trăm hộ dân sống gần khu vực lòng hồ thủy điện Bá Thước 2 (tỉnh Thanh Hóa) đã phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng. Đây là nghề mới giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập.
  • Sông Lô và sông Gâm chảy qua tỉnh Tuyên Quang có tổng chiều dài 255 km. Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi này, những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sống hai bên bờ sông phát triển nuôi cá lồng đặc sản cho thu nhập cao và gìn giữ được nhiều giống cá quý.
  • Nhằm tìm hướng thoát nghèo, nâng cao đời sống, với sự định hướng của cấp ủy, chính quyền. Thời gian qua người dân xã Nậm Giôn (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã từng bước chuyển đổi từ canh tác nương rẫy sang nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ sông Đà, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở cơ sở.
  • Hơn một tháng nay, nhiều hộ dân nuôi cá lồng dọc sông Đà đoạn chảy qua địa phận huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đang chật vật ứng phó với tình trạng nước sông xuống thấp. Năm nay, nước rút mạnh khiến nhiều khúc sông biến thành bãi bùn lầy, nước sông trở nên đục ngầu khiến hàng trăm hộ nuôi cá lồng nơi đây rơi vào khó khăn.
  • Từ ngày gắn bó với nghề nuôi cá lồng, đến nay kinh tế gia đình của anh Là Văn Đoán, ở bản Ban (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) khấm khá hẳn lên. Chỉ với 10 lồng cá nhưng mỗi năm đem thu nhập về cho gia đình anh cả trăm triệu đồng. Nhiều người cứ băn khoăn hỏi, những người nuôi cá như anh Đoán thả túi vôi và tỏi vào lồng cá để làm gì?
  • Tận dụng lợi thế mặt nước vùng lòng hồ sông nước trong xanh chảy quanh địa bàn, người dân thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) đã phát triển nghề nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên người nuôi cá tại đây vẫn luôn phải trăn trở về đầu ra của sản phẩm cá lồng Văn Quan.
  • Một lồng cá nuôi dưới sông Đà có thể cho thu nhập bằng 2.000 – 3.000 m2 đất trồng ngô, trồng sắn. Vì thế ông Quàng Văn Sọi, dân tộc Kháng, bản Pá Mồng (xã Nậm Giôn, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã từ núi chuyển xuống sông Đà nuôi cá lồng, từ đó thu nhập cao hơn nhiều lần so với lúa, ngô.
  • Nhờ cách làm lạ mà hay là phòng trị bệnh cho đàn cá đặc sản bằng tỏi và muối, Hợp tác xã (HTX) Huổi Pản (xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) không những tiết kiệm được chi phí thuốc thang mà mỗi năm còn đem lại nguồn thu không nhỏ cho các thành viên.
  • Với lợi thế là xã nằm dọc bên bờ sông Lô, điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề nuôi cá đặc sản trong lồng và chăn nuôi thủy sản trên sông, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giá bán cá đặc sản dao động từ 250.000-600.000 đồng/kg tùy loại.
  • Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng là “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu ở nông thôn.