Nuôi cá lồng
-
Đó là anh Lềm Văn Sơn, dân tộc Thái, ở bản Bung (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), một chi hội trưởng nông dân năng động, nhiệt tình, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào. Tích cực vận động hội viên tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế với mô hình nuôi cá lồng, giúp nhiều hội viên đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
-
Mới bước sang tuổi 34, nhưng từ nhiều năm nay anh Dương Việt Anh đã nổi tiếng là người đầu tiên triển khai thành công mô hình nuôi cá chuối hoa trong lồng ở xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Tính riêng trong vụ cá này, anh ước tính thu lãi khoảng 1,2 tỷ đồng.
-
Theo người nuôi cá lồng ở xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, chưa bao giờ nước sông Đà lại cạn kiệt như hiện nay. Việc nước sông Đà cạn khiến người nuôi cá lồng gặp nhiều khó khăn, cá chết nhiều, nguy cơ mất trắng rất cao...
-
Tận dụng mặt nước rộng lớn trên lòng hồ thủy điện Sơn La để nuôi cá đặc sản như cá nheo, cá lăng trong lồng, anh Lò Văn Luấn, dân tộc Thái, ở bản Bung (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã ăn nên làm ra, gia đình khấm khá. Nhiều người bắt trước, học theo anh Luấn nuôi cá lồng, nhờ thế mà có của ăn, của để.
-
Ngày 2-1, ông Dương Tiến Dũng, chủ 17 lồng cá trên sông Đà, ở khu 5, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) cho biết: Từ ngày 27/12/2018 đến nay, nước sông Đà đột ngột rút mạnh, nhiều doi cát giữa sông nhô lên, khiến cho người nuôi cá lồng phải vất vả ứng phó với tình trạng nước sông rút mạnh.
-
Nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hủa Na là nghề chính cho thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng của hơn 60 hộ dân ở các xã Đồng Văn, Thông Thụ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An).
-
Muốn cá ăn tỏi, phải bỏ đói chúng vài ngày. Sau đó đập dập tỏi rồi thả xuống lồng. Cá không mắc bệnh ký sinh trùng và bệnh đường ruột. “Cách phòng bệnh này, tôi áp dụng 3 năm nay rất hiệu quả. So sánh với những lồng không cho ăn tỏi thì cá ở lồng ăn tỏi khỏe mạnh, lớn nhanh. Điều quan trọng nữa là cách này an toàn cho người tiêu dùng kể cả khi vừa cho ăn cũng có thể xuất bán được”, anh Linh cho biết.
-
Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hộ nông dân mở rộng quy mô nuôi cá lồng dọc sông Đuống, thuộc xã Song Giang, huyện Gia Bình (Bắc Ninh). Đến nay, các hộ vay vốn đều có thu nhập ổn định.
-
Anh Vũ Tuấn Công, thôn Ba Luồng, xã Thái Hóa, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đang nuôi 4 lồng cá chiên đặc sản trên sông Lô cho biết, so với nhiều loại vật nuôi khác thì nuôi cá chiên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bởi, cá chiên được xếp vào nhóm cá “ngũ quý” (cá chiên, cá lăng, cá rầm xanh, cá anh vũ, cá bỗng). Với giá trên thị trường hiện nay dao động từ 450.000 – 500.000 đồng/kg, mỗi một lồng cá gia đình thu khoảng từ 50 – 60 triệu đồng...
-
Nhiều thanh niên, trong đó có 9X Võ Trọng Hữu, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong của “đất lửa” Quảng Trị nuôi cá vược trong lồng cho thu nhập khá cao. Cá vược là loài khá dữ dằn, hay tấn công ăn thịt các loại cá khác, thậm chí tấn công người nếu không cẩn thận trong quá trình chăm sóc.