Nuôi cá rô đồng đặc sản dày đặc ở Thái Nguyên, ông nông dân hễ kéo lên bán là hết sạch

Bích Đào (TTVH TT&TT Đại Từ/Cổng TTĐT Sở NNPTNT Thái Nguyên) Chủ nhật, ngày 22/10/2023 14:22 PM (GMT+7)
Mô hình nuôi cá rô đồng của gia đình ông Trần Hữu Thương xóm Thành Lập, xã Lục Ba, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) là một điển hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại thu nhập cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng.
Bình luận 0

Với mục tiêu mang lại lợi nhuận cao nhất để phát triển kinh tế gia đình, những năm gần đây, một số hộ nông dân trên địa bàn xã Lục Ba, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với nhiều mô hình, cách làm mới cho hiệu quả kinh tế cao. 

Mô hình nuôi cá rô đồng của gia đình ông Trần Hữu Thương xóm Thành Lập, xã Lục Ba là một điển hình khi mỗi năm mô hình này mang lại thu nhập cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng.

Trước khi đến với con cá rô đồng, gia đình ông Thương, xóm Thành Lập, xã Lục Ba đã từng nuôi nhiều loại cá khác nhau nhưng cho hiệu quả kinh tế không cao. 

Trong một lần tình cờ biết đến mô hình nuôi cá rô đồng cho hiệu quả kinh tế cao, ông liền tự mình tìm tòi, học hỏi và quyết định đầu tư vào con cá này. 

Nuôi cá rô đồng đặc sản dày đặc ở Thái Nguyên, ông nông dân hễ kéo lên bán là hết sạch - Ảnh 1.

Ông Trần Hữu Thương xóm Thành Lập, xã Lục Ba, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) đang chăm sóc ao nuôi cá rô đồng của gia đình.

Năm 2019, ông bắt tay vào cải tạo lại diện tích ao và ruộng của gia đình, mày mò về tận Hải Dương mua cá giống về chăn thả. 

Theo ông Thương, cá rô đồng dễ nuôi, nhưng để đạt hiệu quả cao thì cần phải có kinh nghiệm ngay từ việc chọn con giống đến đảm bảo vệ sinh môi trường nuôi.

Ông Trần Hữu Thương xóm Thành Lập, xã Lục Ba, Đại Từ chia sẻ: “Nuôi con cá rô đồng này rất dễ, bởi nó là loài ăn tạp, ao nuôi cần phải được xử lỳ tốt để cá phát triển khỏe mạnh, cá rô đồng khỏe hơn các loại cá khác như: cá trắm, rô phi….lại chịu được rét.

Sau mỗi lần thu hoạch gia đình tôi thường vãi vôi bột, phơi ao thật khô mới tiến hành thả đợt khác, loại cá này có thể nuôi với mật độ dày, nên năng xuất cao và cho hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Hiện tại, gia đình ông Thương có gần 7 sào ao nuôi cá rô đồng, mỗi năm gia đình ông thu hoạch 2 lứa, với sản lượng mỗi lứa 2 tấn cá thương phẩm xuất bán cho thị trường các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội. 

Với giá cá rô đồng bán buôn hiện nay là 50 nghìn đồng/kg, mỗi năm tổng thu nhập từ chăn nuôi cá rô đồng của gia đình ông đạt khoảng 200 triệu đồng. 

Ông Trần Hữu Thương cho biết “Trong thời gian tới, gia đình ông tiếp tục mở rộng diện tích ao nuôi để chăn cá rô đồng, và nuôi thêm giun quế để làm thức ăn cho cá, tăng năng xuất, chất lượng xuất bán ra thị trường”

Thời gian tới, gia đình ông Thương sẽ tự cung cấp con giống để đảm bảo theo quy trình khép kín nhằm hạn chế dịch bệnh, và bán giống  cho các hộ có nhu cầu nuôi. 

Bằng ý chí, quyết tâm, dám nghĩ dám làm, gia đình ông Trần Hữu Thương đã vươn lên phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn ngày càng phát triển.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem