Nuôi thỏ New Zealand
-
Sớm xác định "Đại học không phải là con đường duy nhất đi đến thành công", cách đây hơn 5 năm, anh Lê Văn Nguyên (SN 1993) trú tại xóm 4, Minh Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) đã quyết chí lập nghiệp bằng nghề nuôi thỏ New Zealand. Đến nay, niềm đam mê đó đã đem đến cho anh thành công bất ngờ.
-
Bước đầu gặt hái được những thành công từ nghề nuôi thỏ, anh kỹ sư ngành cầu đường Đặng Văn Quang (40 tuổi, trú tại xóm 8, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) dần tin tưởng vào sự lựa chọn bỏ về quê làm nông dân.
-
Là dòng thỏ nhập ngoại, song thỏ New Zealand dễ nuôi và thích nghi tốt với khí hậu của Việt Nam nên bà con chỉ cần chăn nuôi dòng thỏ này theo đúng kỹ thuật sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao.
-
Trả lời thắc mắc của nhiều bạn đọc gửi đến báo Dân Việt về kỹ thuật chăm sóc thỏ New Zealand, ông Nguyễn Hoàng - cán bộ quản lý trang trại thỏ DTH Farmt (Công ty TNHH Phát triển công nghệ DTH Việt Nam) cho biết, là dòng thỏ nhập ngoại, song thỏ New Zealand dễ nuôi và thích nghi tốt với khí hậu của Việt Nam nên bà con chỉ cần chăn nuôi dòng thỏ này theo đúng kỹ thuật sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao.
-
Đang ăn nên làm ra từ mô hình nuôi hơn 1.000 con vịt trời bên cạnh dòng suối Chiến hiền hòa, nhưng do cơn lũ quét lịch sử xảy ra vào rạng sáng 3/8/2017 đã lấy đi mọi thứ của gia đình bà Lò Thị Mai, bản Chiến (xã Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Sau lũ dữ, bà Mai gượng dậy chuyển sang nuôi thỏ. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi tháng bà Mai bỏ túi khoảng 15 triệu đồng.
-
Là trang trại đang sở hữu đàn thỏ New Zealand lớn ở Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng – Cán bộ quản lý trang trại thỏ DTH Farmt cho biết: Nuôi thỏ New Zealand không cần nhiều vốn, diện tích – Với 60m2 có thể nuôi 200 – 250 con. Chi phí xây dựng chuồng trại thấp, thức ăn đơn giản, không tốn kém (có thể tận dụng các loại rau, củ, quả có sẵn…). Đặc biệt, nuôi thỏ kết hợp với nuôi trùn quế mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Bắt đầu khởi công xây dựng trang trại vào tháng 6/2017 - đến cuối năm 2018, trang trại thỏ New Zealand của Công ty DTH đã thu được thành công và nâng tổng đàn lên 13.000 con, trong đó có 7.000 thỏ giống và 5.000 thỏ thương phẩm.
-
Đang có một công việc lương cao và ổn định trên thành phố, nhưng anh Trần Văn Toản (29 tuổi, trú ở xóm Tây Cát, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu (Nam Định) vẫn quyết định bỏ việc, về quê xây dựng mô hình nuôi thỏ thịt thương phẩm và cho thu nhập 60 triệu đồng/ tháng. Mô hình nuôi thỏ bán cho Nhật của anh Toản được nhiều người ở địa phương khen ngợi là lạ mà hay.
-
Đang có nghề lái xe trên thành phố với một mức lương cao và ổn định, nhưng anh Nguyễn Văn Nhanh (sn 1989) trú ở thôn Khê Thượng, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) vẫn quyết định bỏ việc, về quê xây dựng mô hình nuôi thỏ thịt thương phẩm và cho thu nhập 20 triệu đồng/ tháng. Giống thỏ anh Nhanh nuôi là thỏ New Zealand.
-
Trải qua nhiều công việc khác nhau, nhưng cuối cùng chị Đinh Thị Mơ đã về quê (xóm 11, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định) khởi nghiệp nông nghiệp với nghề nuôi thỏ trắng. Nhờ nuôi loài động vật ăn rau, cỏ, lông trắng như bông này mà mỗi tháng gia đình chị Mơ có thu nhập hơn chục triệu đồng.