Ở biển Đà Nẵng dân đi thụt lùi để bắt con đặc sản bé tí này, mỗi ngày cũng bỏ túi tiền triệu

Tuyết Nhung - Trương Hồng Thứ sáu, ngày 23/02/2024 05:36 AM (GMT+7)
Những ngày sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cũng là lúc vào mùa ốc gạo (ốc lể, ốc ruốc). Nhiều ngư dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phấn khởi ra biển từ sáng sớm để hành nghề đi thụt lùi cào ốc gạo. Nhờ ngâm mình dưới nước biển lạnh, mỗi ngư dân đã đút túi cả triệu đồng mỗi ngày.
Bình luận 0
Ở biển Đà Nẵng dân đi thụt lùi để bắt con đặc sản bé tí này, mỗi ngày cũng bỏ túi tiền triệu- Ảnh 1.

Mùa ốc gạo kéo dài từ tháng 12 âm lịch đến tháng 2 năm sau, ngư dân Đà Nẵng ra biển từ tờ mờ sáng và ngâm mình dưới nước, “đội” sóng với nghề đi thụt lùi để cào ốc gạo.

Ở biển Đà Nẵng dân đi thụt lùi để bắt con đặc sản bé tí này, mỗi ngày cũng bỏ túi tiền triệu- Ảnh 2.

Ở biển Đà Nẵng dân đi thụt lùi để bắt con đặc sản bé tí này, mỗi ngày cũng bỏ túi tiền triệu- Ảnh 3.

Anh Lê Xuân Quốc (31 tuổi, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cho biết: "Sau khi kết thúc mùa cào rong mứt, thì tôi bắt đầu làm nghề cào ốc gạo dọc bãi biển đường Nguyễn Tất Thành. Do hiện nay nhiều tàu thuyền cào ốc gạo để làm thức ăn nuôi tôm nên sản lượng ốc gạo giảm. Nếu như năm ngoái cào ốc từ 5 giờ sáng đến 5 giờ chiều tôi có thể kiếm được 1 triệu đồng, thì nay cũng chỉ được 500.000 đồng".

Ở biển Đà Nẵng dân đi thụt lùi để bắt con đặc sản bé tí này, mỗi ngày cũng bỏ túi tiền triệu- Ảnh 4.

Dụng cụ cào ốc được làm từ cây sào tre hoặc gỗ dài, một đầu gắn khung thép inox có bọc lưới để cào xuống cát, buộc thêm dây đai lưng, được ngư dân tự chế chỉ mất 700.000 đồng/cái cào.

Ở biển Đà Nẵng dân đi thụt lùi để bắt con đặc sản bé tí này, mỗi ngày cũng bỏ túi tiền triệu- Ảnh 5.

Ở biển Đà Nẵng dân đi thụt lùi để bắt con đặc sản bé tí này, mỗi ngày cũng bỏ túi tiền triệu- Ảnh 6.

Theo ông Phan Văn Điệp (55 tuổi, quận Liên Chiểu), cào ốc gạo không phải ngày nào cũng có mà phụ thuộc vào con nước. Khi thời tiết xấu thì con nước lớn, ốc nằm khơi, ngư dân không cào được. Thường vào khoảng 4-5 giờ sáng là lúccon nước ròng, ốc gạo nhiều và nằm tụ thành từng đàn, ngư dân dễ cào hơn. Tuy năm nay sản lượng ốc gạo giảm, nhưng giá cả cũng cao hơn, chăm chỉ cào thì ông có thể kiếm được 500.000 đồng mỗi ngày.

Ở biển Đà Nẵng dân đi thụt lùi để bắt con đặc sản bé tí này, mỗi ngày cũng bỏ túi tiền triệu- Ảnh 7.

Ở biển Đà Nẵng dân đi thụt lùi để bắt con đặc sản bé tí này, mỗi ngày cũng bỏ túi tiền triệu- Ảnh 8.

Ốc gạo thường sống dưới lớp cát biển mỏng, tập trung nhiều ở khu vực cách bờ biển khoảng 100m và cách mặt nước chừng 0,5-3m. Người cào ốc phải có sức khỏe tốt và kiên nhẫn thì mới có thể ngâm mình nhiều giờ trong nước, trụ vững trước những cơn sóng để cào được nhiều ốc.

Ở biển Đà Nẵng dân đi thụt lùi để bắt con đặc sản bé tí này, mỗi ngày cũng bỏ túi tiền triệu- Ảnh 9.

Vào cuối mùa, ốc gạo đạt kích thước to, ngư dân bán cho thương lái vớigiá 30.000 đồng/lon. Ốc gạo tuy nhỏ bé nhưng rất béo, chế biến đơn giản mà lại thơm ngon nên được người dân Quảng Nam – Đà Nẵng rất ưa thích.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem