Oanh tạc cơ B-1B của Mỹ "chọi" Tu-160 của Nga: Ai hơn ai?

Thứ sáu, ngày 01/04/2016 11:10 AM (GMT+7)
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ và Tu-160 White Swan của Nga có vẻ ngoài khá tương đồng và thỉnh thoảng được giao nhiệm vụ giống nhau, tuy nhiên, trên thực tế, chúng hoàn toàn khác biệt.
Bình luận 0

B-1A được thiết kế để trở thành một máy bay xâm nhập tầm cao, tuy nhiên, chương trình phát triển nó đã bị huỷ bỏ vào năm 1977 do Mỹ nhận thấy rằng, B-1A không thể sống sót được trước hệ thống tên lửa đánh chặn mới nhất của Liên-xô vào thời điểm đó. Mỹ đã phát triển ngay máy bay ném bom tàng hình  B-2A Spirit, tuy nhiên, lại chọn cách giữ kín thông tin này nhiều năm sau đó.

img

Máy bay B-1B và Tu-160 (phải)

Chỉ đến thời Tổng thống Ronald Reagan máy bay ném bom B-1 mới hồi sinh nhưng với tên gọi là B-1B. Các kĩ sư Mỹ đã thay đổi nó từ một máy bay xâm nhập tầm cao thành một máy bay tấn công tầm thấp sử dụng tốc độ và các biện pháp gây nhiễu sóng radar của đối phương. Tuy nhiên, những sự biến đối mới ở cấu trúc thân khiến B-1B chỉ đạt được tốc độ tối đa Mach 1.25, chậm hơn nhiều so với mức Mach 2.0 của B-1A.

Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, B-1B được gỡ bỏ khả năng hạt nhân và tập trung vào vai trò tấn công bằng vũ khí thông thường. Mỹ đã nâng cấp hệ thống radar và hiện đại hoá hệ thống kiểm soát hoả lực nhằm giúp chiếc máy bay sử dụng được nhiều loại bom chính xác hơn.

B-1B hiện không còn khả năng chiến đấu trong khu vực chứa các hệ thống phòng không dày đặc, tuy nhiên, vẫn có thể phóng các loại tên lửa hành trình tầm xa như máy bay ném bom Tu-160 của Nga.

img

Máy bay B-1B (trên) của Mỹ và Tu-160 của Nga có hình dáng khá tương đồng nhưng lại mang nhiệm vụ khác nhau

Tu-160 của Nga được đánh giá là một mẫu máy bay hoàn toàn khác biệt. Liên-xô thiết kế loại máy bay này như một phương tiện tấn công hạt nhân bằng các loại tên lửa tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân, nhưng nó cũng có cả khả năng ném bom và chiến đấu tầm thấp. Chính vì vậy, nó to và nhanh hơn nhiều so với B-1B. Tu-160 có thể mang được 270 tấn bom, đạt tốc độ tối đa Mach 2.05, trong khi B-1B chỉ có trọng tải tối đa 215 tấn.

Vũ khí chính của Tu-160 luôn là các tên lửa hành trình tầm xa như Kh-55MS và nó có thể mang được hàng chục tên lửa loại này. Trong thời gian tham gia chiến dịch quân sự tại Syria, Nga còn trang bị cho Tu-160 phiên bản phi hạt nhân của tên lửa hành trình Kh-555 và tên lửa Kh-101.

Trong thời gian tới, Nga hy vọng có thể bắt đầu sản xuất được phiên bản nâng cấp của có tên Tu-160M2, nhằm thay thế những oanh tạc cơ lỗi thời như Tu-22M Backfire hay Tu-95 Bea. Phiên bản Tu-160M2 sẽ được sử dụng như một biện pháp tạm thời trước khi Nga nghiên cứu và phát triển xong máy bay ném bom thế hệ mới PAK DA.

Do đó, rất khó để nói B-1B của Mỹ hay Tu-160 tốt hơn do đây là 2 mẫu máy bay được thiết kế để làm những nhiệm vụ khác nhau. 

Minh Anh (National Interest)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem