Ông ngư dân khuyết tật với nghề "ăn cơm dương gian làm việc âm phủ"

Công Tâm Thứ hai, ngày 09/09/2019 06:30 AM (GMT+7)
Hàng chục năm nay, ông Mai Xuân Phụng (56 tuổi, tổ dân phố Tân Hải, thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) gắn bó với nghề lặn biển và biệt tài này đã được nhiều người ở địa phương biết đến.
Bình luận 0

Dân làng biển đầm Thủy Triều (Cam Lâm) đã quen gọi ông Phụng là “Rái cá Ba bèo” hoặc “Vua lặn biển”.          Vừa từ biển trở về, ông Phụng cười tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Hôm nay, thành quả sau hơn 4 giờ tôi mang về là gần 30kg con còng lớn, ghẹ và một số con hải sâm biển. Mớ hải sản này bán cho các thương lái được khoảng 550.000 đồng”.

img

Thành quả sau một ngày đánh bắt của ông Phụng

Gạt những giọt mồ hôi, ông Phụng kể với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Lúc nhỏ, trong một lần đi làm công, tôi dậm phải trái nổ, gây cụt mất chân trái. Thời điểm ấy, tôi rất buồn và lo lắng cho cuộc sống của mình. Khó khăn càng chồng chất, bởi tôi là lao động chính trong nhà, gia đình không có đất để làm ăn. Khi ấy, sức khỏe của tôi ngày càng giảm, chân lại khuyết tật nên kiếm việc làm không hề dễ. Không chịu đầu hàng, tôi sắm ngư cụ rồi chèo con thuyền nhỏ để mưu sinh với nghề biển”.

Theo ông Phụng, những ngày đầu ra biển rất mệt mỏi nên chỉ săn vỏn vẹn được ít hải sản. Tuy nhiên, thành quả mang về sau khi đánh bắt được từ những con cua, con còng, ghẹ, cá giò, cá dìa, hải sâm biển,… làm cho ông ngày càng đam mê và yêu thích nghề biển. Bây giờ, cứ nghỉ biển ngày nào thì lại nhớ...

img

Ngoài đánh bắt con còng, ông còn bắt hải sâm và ghẹ.

Nhiều người sức khỏe bình thường cũng khó sống với nghề lặn biển. Ấy vậy mà ông Phụng chỉ với một chân vẫn ngày đêm say lặp ngụp để mưu sinh dưới cửa miệng hà bá.

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Mai Văn Phụng bộc bạch: “Biết nguy hiểm luôn rình rập nhưng chẳng còn cách nào khác để mưu sinh. Tôi lặn miết rồi cũng quen với con nước vùng biển này. Trước đây, tôi còn khỏe nên xuống biển săn liên tục. Bây giờ, cứ 2 - 3 ngày, tôi nghỉ một ngày; mỗi chuyến lặn từ 4 - 5 tiếng đồng hồ. Ngày nào thu nhập ít nhất cũng 500.000 đồng, nhiều là 700.000 đồng. Cũng có ngày thuận trời, tôi kiếm được 800.000 đồng. Mấy đứa con của tôi giờ đã trưởng thành có công ăn việc. Chúng nói tôi nghỉ biển nhưng tôi vẫn còn ra khơi…”.

Ông Phạm Văn Dũng (bạn thuyền của ông Phụng) cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN hay: “Tôi biết ông Phụng từ lâu rồi. Ông có biệt tài lặn biển khỏe mạnh hơn trai tráng trong làng, xứ này ai cũng nể phục. Không chỉ có tài lặn biển, mà ông rất thuần thục quy luật của con nước, một số thanh niên phải theo học hỏi kinh nghiệm từ ông”.

 Ông Phụng cười khoe, trong đầm Thủy Triều này mọi ngóc ngách nào ông cũng đều biết đến. Có những nơi nước sâu hơn 10m, một số nơi cũng nông và ông chỉ chọn những con hải sâm lớn để săn, riêng những con nhỏ bỏ qua.

img

Biệt tài đánh bắt của ông được nhiều người trong vùng biết đến

Do mất đi một chân, trọng lượng cơ thể sẽ dồn về một phía, do đó khó khăn lớn nhất chính là khi nổi lên mặt nước, leo lên con thuyền và vận chuyển các vật dụng có trọng lượng nặng mỗi khi đêm về. Việc lặn biển hiện nay rất khó khăn, do nguồn hải sản thưa dần, giá cả bán ra bấp bênh. Tuy nhiên, điều này không hề làm ông Phụng nản chí.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Lê Văn Đàng - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cam Đức cho biết, ông Phụng là hội viên nông dân của địa phương, nhiều năm nay gia cảnh rất khó khăn. Ông Phụng bị khuyết tật nặng nhất trong hội những rất nỗ lực làm ăn để vượt qua số phận. Hải sản ở đầm Thủy Triều giờ khan hiếm, do một số ngư dân dùng dụng cụ cấm khai thác làm cho hải sản ở đầm có phần thưa dần nên thu nhập của gia đình của ông Phụng có phần giảm đi. Hội Nông dân địa phương đang đề nghị chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí khi gặp rủi ro trong lao động để ông Phụng tiếp tục làm ăn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem