-
Tết Trung thu xưa đang được tái hiện tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), du khách được vui đêm hội trăng rằm cùng chú Cuội, chị Hằng, chơi các trò truyền thống và phá cỗ. Đây là sự kiện hoành tráng không chỉ tạo nên dấu ấn đặc trưng của Hà Nội, mà còn mang ý nghĩa làm đẹp thêm hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, qua đó quảng bá nền văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc tới tất cả du khách trong nước và quốc tế.
-
Mùa trung thu – mùa của những chiếc bánh nướng, bánh dẻo, những mâm cỗ và đèn lồng, mùa mà mọi trẻ em trên khắp đất nước Việt Nam đâu đâu cũng mong chờ, háo mức. Nhưng vẫn còn đâu đó, ở rất nhiều nơi trên mảnh đất chữ S này, những đêm phá cỗ trăng rằm cùng chị Hằng, chú Cuội chỉ là ước mơ rất xa xỉ của rất nhiều em nhỏ khi cái nghèo, cái đói vẫn đeo bám hàng ngày.
-
Ngày 19 tháng 8 ngày cách mạng thành công. Ngày mồng 2 tháng 9 - ngày Quốc khánh. Rằm tháng Tám âm lịch - ngày tết Trung Thu. Và ngày đầu tháng Chín học sinh cả nước lại tựu trường. Tháng Chín như man mác dưa tôi về với những kỉ niệm Thu xưa.
-
Chiếc xe rú ga lao qua hàng rào húc đổ một cột tháp, lao tiếp vào khu vực các cháu thiếu nhi đang chơi trung thu làm vỡ tan các hàng ghế trong này. Không dừng lại, chiếc xe điên phóng tiếp kéo lê 3 cháu nhỏ vào gầm xe...
-
“Bình thường, Trung thu chúng em hay đòi bố mẹ mua cho đèn lồng bằng nhựa, súng phun nước, khi nào chơi chán thì bỏ. Năm nay, em tự làm đèn ông sao, cùng chơi các trò chơi vui với các bạn, em thấy rất ý nghĩa”.
-
Đèn Trung thu tự làm, mỗi nhà quyên góp vài nghìn đồng làm kiệu, mua “cỗ” cho trẻ… Đó là đêm Trung thu cực vui và ý nghĩa ở các làng quê. Đêm Trung thu ấy đang được những người dân quê gìn giữ và trân trọng.
-
Trung Thu mỗi năm lại đến một lần, song đối với trẻ em của bản vùng cao Phia Đén (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng), năm nay các em mới may mắn có dịp được đón một tết Trung Thu đúng nghĩa với bánh nướng bánh dẻo, với hoa quả phá cỗ, với đèn ông sao...
-
(Dân Việt) - Đêm 29, 30.9 (tức 14, 15 âm lịch), hầu hết các đình làng hoặc các nhà văn hóa thôn, xã đều tổ chức các điểm vui chơi trung thu, phá cỗ, rước đèn cho trẻ.
-
(Dân Việt) - Những giáo viên bỏ đồng lương nghèo lo Trung thu cho học sinh, những sinh viên tình nguyện ngày đêm cặm cụi để trẻ vùng sâu có đèn trông trăng... Khắp các vùng quê nghèo rộn rã nhiều hoạt động hỗ trợ để trẻ có đêm trăng vui.
-
Dân Việt - Nếu nói chị Tuyến là nghệ nhân cuối cùng làm đèn ở làng này, thậm chí ở Hà Nội cũng chẳng sai. Truyền tới chị là đời thứ ba, đã có lúc tưởng chừng đứt nghề do đồ chơi Tàu hiện đại hơn lấn át.