Trả lời:
Luật sư Đặng Văn Cường (ảnh) - Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho biết:
Mọi hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác đều sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tùy từng tính chất, mức độ hành vi thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, sẽ phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Vùng cây rừng nguyên liệu sắp đến độ thu hoạch của người dân xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh (Phú Thọ) bị kẻ xấu chặt phá. Ảnh: Ngô Hùng
Hiện nay, theo quy định pháp luật thì chưa có quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hộ dân bị hủy hoại tài sản. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể, nếu thiệt hại nghiêm trọng thì các ban ngành đoàn thể hoặc UBND có thể cùng phối hợp để hỗ trợ phần nào đó cho người dân.
|
Tùy từng tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi thì mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội danh này là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm tù.
Ngoài ra, đối tượng thực hiện hành vi còn phải bồi thường thiệt hại cho cá nhân do tài sản bị xâm phạm, bao gồm thiệt hại về tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; thiệt hại khác do luật quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015.
Hiện nay, theo quy định pháp luật thì chưa có quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hộ dân bị hủy hoại tài sản. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể, nếu thiệt hại nghiêm trọng thì các ban ngành đoàn thể hoặc UBND có thể cùng phối hợp để hỗ trợ phần nào đó cho người dân. Đồng thời, các hộ dân cần sớm trình báo sự việc cho các cơ quan công an và phối hợp với cơ quan công an để làm rõ sự việc, truy bắt đối tượng hủy hoại. Ngoài ra các hộ dân cần có các biện pháp để tự bảo vệ tài sản của mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.