- Ông Đỗ Thiện Chế: Tôi phải nói điều này. Một chính sách lớn, có nhiều ý nghĩa quan trọng như thế của Đảng và Nhà nước. Một chính sách để giúp ngư dân có phương tiện, công nghệ hiện đại, vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần; giúp cho ngư dân có điều kiện thể hiện lòng yêu nước, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương khi có tình huống xấu xảy ra.
Nhưng kết quả thì sao, mấy công ty đóng tàu làm ngư dân rơi vào khó khăn, khốn đốn. Họ làm ngư dân Bình Định, nhất là những chủ tàu có sự cố, mất tinh thần, không còn ham muốn vươn khơi bám biển, thiếu tự tin tham gia đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Toàn cảnh cuộc giao lưu trực tuyến
Phải nhìn thẳng vào thực tế những vụ việc này, vì tàu đóng mới chất lượng quá kém, liên tục hư hỏng ở nhiều hệ thống cả thân tàu, máy tàu, thiết bị điện, thông tin,…
Tôi nói nôm na, nếu công trình ở đất liền hư hỏng thì có có thể dễ dàng gọi thợ, chuyên gia khắc phục. Nhưng ở biển khơi biết gọi ai, ai đến sửa được. Tàu hỏng trên biển khác gì “chui vào chỗ chết”?
Vui lòng nhập nội dung bình luận.