Dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, tình hình kinh tế - chính trị thế giới vẫn diễn biến phức tạp đặt ra câu hỏi cho doanh nghiệp trong nước nhiều bài toán phải giải quyết để kỳ vọng năm 2021 phục hồi và phát triển hơn.
Tại tọa đàm "Kinh tế 2021: Kỳ vọng Đại hội Đảng nhiệm kỳ XIII và một Việt Nam hùng cường", nhấn mạnh về triển vọng ngành nông nghiệp năm 2021 bà Phạm Chi Lan cho biết: Thách thức trong thời gian tới đối với nông nghiệp VN vẫn rất lớn. Trong đó, tư duy về nông nghiệp là thách thức lớn nhất.
Trò chuyện với Dân Việt, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay việc tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 không hoàn thành, nhưng đến nay cả bên chủ sở hữu và bên DN đều đổ lỗi cho nhau. Tuy nhiên, điều cần nhất là ai chịu trách nhiệm thì mãi không thấy đề cập đến.
Nhìn vào mức chi tiêu của người Việt dành cho dịp Tết, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Tết là thời điểm người Việt mua sắm, ăn uống và chơi Tết. Nhìn theo khía cạnh kinh tế thì điều này là đòn bẩy cho tăng trưởng, là động lực thúc đẩy kinh tế, thông qua kích cầu tiêu dùng.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Trung Quốc tài trợ 10 triệu NDT lập quy hoạch cho dự án tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng là đang nhằm mục đích có được suất đầu tư. Bà Phạm Chi Lan cho rằng, số tiền này Việt Nam hoàn toàn có khả năng chi trả nếu cần, không vì việc Trung Quốc tài trợ mà phải lụy họ!
“Doanh nghiệp làm việc với bộ máy cấp dưới chứ không phải những người thiết kế chính sách ở cấp cao nhất. Cấp cao nhất có đề ra chính sách hay, nhưng cấp dưới không thực hiện thì chính sách không thể đi vào thực tiễn, doanh nghiệp không phát triển được”.
Chuyên gia cảnh báo, nguồn lực của đất nước chủ yếu vẫn tập trung ở khối DNNN, FDI, doanh nghiệp tư nhân “đại gia” và ba khối trên đều xuất hiện bóng dáng thân hữu. 98% doanh nghiệp còn lại không có khả năng tiếp cận các nguồn lực, cứ 10 DN thành lập mới thì 7 DN chết. Nếu FDI rút, tăng trưởng của chúng ta dựa vào đâu?
Nhắc tới vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, bộ máy quản lý phía trên phải tiếp tục nóng lên. Phải tạo điều kiện để doanh nghiệp dùng nguồn lực nhằm tồn tại trên thương trường chứ đừng để họ lo chiến đấu với điều kiện kinh doanh.
TS. Nguyễn Thị Thu Trang cho biết: "CPTPP sẽ yêu cầu những tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường, quyền lợi của phụ nữ, bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái...Có một quy định đối với lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nữ, cứ 10 người phải có 1 nhà vệ sinh, chi phí tuân thủ phát sinh là vô cùng lớn".
19 Tập đoàn, Tổng công ty lớn của khối kinh tế Nhà nước, trong đó, không ít “quả đấm thép” tiêu biểu như PVN, Vinachem, MobiFone... đã và đang được chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Siêu ủy ban) quản lý chỉ với mục tiêu “giám sát khối vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.