Phạm chi lan
-
Chuyên gia cảnh báo, nguồn lực của đất nước chủ yếu vẫn tập trung ở khối DNNN, FDI, doanh nghiệp tư nhân “đại gia” và ba khối trên đều xuất hiện bóng dáng thân hữu. 98% doanh nghiệp còn lại không có khả năng tiếp cận các nguồn lực, cứ 10 DN thành lập mới thì 7 DN chết. Nếu FDI rút, tăng trưởng của chúng ta dựa vào đâu?
-
Nhắc tới vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, bộ máy quản lý phía trên phải tiếp tục nóng lên. Phải tạo điều kiện để doanh nghiệp dùng nguồn lực nhằm tồn tại trên thương trường chứ đừng để họ lo chiến đấu với điều kiện kinh doanh.
-
TS. Nguyễn Thị Thu Trang cho biết: "CPTPP sẽ yêu cầu những tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường, quyền lợi của phụ nữ, bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái...Có một quy định đối với lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nữ, cứ 10 người phải có 1 nhà vệ sinh, chi phí tuân thủ phát sinh là vô cùng lớn".
-
19 Tập đoàn, Tổng công ty lớn của khối kinh tế Nhà nước, trong đó, không ít “quả đấm thép” tiêu biểu như PVN, Vinachem, MobiFone... đã và đang được chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Siêu ủy ban) quản lý chỉ với mục tiêu “giám sát khối vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
-
Dẫn chứng câu chuyện Tào Tháo chiêu dụ Quan Vũ trong Tam Quốc diễn nghĩa để so sánh vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, TS. Lê Đăng Doanh lo ngại doanh nghiệp Việt Nam rất dễ trở thành “đại lý” xuất khẩu hàng hóa, đưa sản phẩm Trung Quốc sang Mỹ.
-
"Siêu uỷ ban" quản lý vốn Nhà nước sẽ chính thức đi vào tháng 10 tới và quản lý 1,5 triệu tỷ đồng, tương đương gần 50% giá trị vốn Nhà nước tại DN. Chuyên gia cho rằng người quản lý "siêu uỷ ban" phải là người kỹ trị, chứ không phải nhà chính trị. Ông Nguyễn Hoàng Anh được bổ nhiệm làm Chủ tịch là cựu Bí thư tỉnh Cao Bằng.
-
Thiếu kỹ năng lao động, quản lý, ít đổi mới công nghệ, khó tiếp cận tài chính,... nên hiện nay doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn gia công, lắp ráp giá trị gia tăng thấp. Theo giới chuyên gia, hiện chỉ có 300 DN đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng là cung ứng thay thế, không phải sản xuất.
-
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đưa ra một hình ảnh ví von khá sinh động: “Con đường dài nhất Việt Nam không phải từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau, mà là con đường từ lời nói đến hành động của một số cơ quan, tổ chức” để chỉ ra phần “lạnh” hiện nay nằm ở các Vụ, Cục, chuyên viên ở các Bộ, ngành.
-
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng ngành đường sắt yếu kém không cải tổ, thậm chí không muốn loại bỏ độc quyền, nhưng lại có đề xuất, chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc như Nhật Bản trị giá 56 tỷ USD. Chúng ta phải xác định đường sắt cao tốc Shinkansen (Nhật Bản) chỉ phục vụ giới nhà giàu và cạnh tranh với hàng không.
-
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nhớ lại trước khi Luật Doanh nghiệp 1999, thời ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng, được ban hành thì tất cả mọi hoạt động kinh doanh đều phải xin phép. Họ phải tới cơ quan chính quyền địa phương xin giấy cho một thời hạn nhất định, làm một công việc nhất định. Nó vô lý tới mức mở quán phở ở các phường cũng phải theo quy hoạch.