Phân công Bộ Công an chủ trì soạn thảo Luật phòng, chống mua bán người sửa đổi

PV Thứ tư, ngày 24/01/2024 06:42 AM (GMT+7)
Bộ Công an được phân công chủ trì soạn thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 1/2024.
Bình luận 0

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 23/1/2024 phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Cụ thể, Bộ Công an chủ trì soạn thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 1/2024; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 2/2024.

Phân công Bộ Công an chủ trì soạn thảo Luật phòng, chống mua bán người sửa đổi- Ảnh 1.

Bộ Công an được phần công chủ trì soạn thảo Luật phòng, chống mua bán người sửa đổi. Trong ảnh Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh QH

Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 2/2014.

Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), trình Chính phủ vào tháng 6/2024.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện rà soát đầy đủ các văn bản có liên quan để phát hiện, xử lý những vấn đề khác nhau giữa quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và văn bản dự kiến ban hành; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; ngăn ngừa tình trạng quy định vận dụng tạo kẽ hở, "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" trong xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm các giải pháp đã được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ; hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Chính phủ đúng thời hạn, tiến độ đã được phân công theo Quyết định này và chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của dự án luật.

Bộ Tư pháp thẩm định bảo đảm chất lượng; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; hằng tháng có báo cáo gửi Chính phủ tại phiên họp thường kỳ về tiến độ chuẩn bị các dự án, dự thảo thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

Về Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012.

Theo Bộ Công an, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Phòng, chống mua bán người đã bộc lộ nhiều bất cập, như việc các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phòng, chống mua bán người hầu hết được ban hành đã 5 - 6 năm, nên nhiều quy định không còn phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay (như về các chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán); nhiều quy định pháp luật về phòng, chống mua bán người và liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người còn chưa phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong thực hiện (như chưa có quy định về chi phí phiên dịch cho nạn nhân là người nước ngoài, nạn nhân là người dân tộc thiểu số trong quá trình tiếp nhận nạn nhân lấy lời khai hoặc trong hỗ trợ nạn nhân lưu trú tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội; 

Cơ quan được giao quyết định hỗ trợ văn hóa, học nghề theo quy định của Luật và Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người còn khác nhau; quy định thời gian được hỗ trợ khác nhau giữa các văn bản)...; đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này và đặt ra vấn đề cần sửa đổi Luật, nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống mua bán người và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Vì vậy, việc sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người là yêu cầu cấp thiết, khách quan, nhằm khắc phục hạn chế, khó khăn hiện nay, bảo đảm đáp ứng tốt hơn yêu cầu đẩy mạnh phòng, chống mua bán người trong thời gian tới.

Theo Bộ Công an, nạn nhân của tội phạm mua bán người 73% là phụ nữ, gần đây mua bán nam giới có xu hướng gia tăng; nạn tội là người dưới 16 tuổi chiếm 17,5%. Về đối tượng phạm tội là người trên 18 tuổi chiếm 92,3%; đặc biệt 11,4% đỗi tượng phạm tội chính là nạn nhân của các vụ mua bán trước đó; 6,3% đối tượng phạm tội là người thân thích với bị hại. Về mục đích phạm tội được xác định như để bóc lột tình dục, để cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hay vì mục đích vô nhân đạo khác. Các thủ đoạn phổ biến hiện nay như lợi dụng môi giới hôn nhân, lợi dụng việc mỗi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài và thủ đoạn khác.

Theo Bộ Công an, nạn nhân của tội phạm mua bán người 73% là phụ nữ, gần đây mua bán nam giới có xu hướng gia tăng; nạn tội là người dưới 16 tuổi chiếm 17,5%. Về đối tượng phạm tội là người trên 18 tuổi chiếm 92,3%; đặc biệt 11,4% đỗi tượng phạm tội chính là nạn nhân của các vụ mua bán trước đó; 6,3% đối tượng phạm tội là người thân thích với bị hại. Về mục đích phạm tội được xác định như để bóc lột tình dục, để cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hay vì mục đích vô nhân đạo khác. Các thủ đoạn phổ biến hiện nay như lợi dụng môi giới hôn nhân, lợi dụng việc mỗi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài và thủ đoạn khác.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem