Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Uỷ ban Kinh tế Quốc hội vừa có báo cáo thẩm tra về đề xuất của Chính phủ đối với việc tăng vốn điều lệ 17.100 tỷ đồng cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), trong đó nhất trí với chủ trương của Chính phủ đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Tuy nhiên, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị cần nêu rõ Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tính chính xác của số liệu và quy mô bổ sung vốn điều lệ cho Agribank.
Theo Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021-2023 tương ứng với số lợi nhuận còn lại thực nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2023 tối đa là 17.100 tỷ đồng.
Trong đó, năm 2023, bố trí 6.753 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11/11/2022; năm 2024, bố trí tối đa 10.347 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
"Chính phủ phải bảo đảm việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank đúng thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tính chính xác của số liệu và quy mô bổ sung vốn điều lệ cho Agribank", Uỷ ban Kinh tế nêu rõ.
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh, trường hợp được Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank, đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank theo đúng thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục quy định tại Luật 69/2014/QH13 và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước một cách hiệu quả.
Đồng thời, Agribank cần tiếp tục thực hiện các giải pháp tích cực bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo quy định pháp luật. Ngân hàng Nhà nước quan tâm đến định hướng phát triển của Agribank trong thời gian tới để sử dụng hiệu quả hơn nữa vốn của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, phát huy vai trò là một trong các ngân hàng chủ lực của nền kinh tế, ngân hàng đầu tàu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, Uỷ ban Kinh tế cho biết Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chủ động trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026 - 2030 của Agribank. Đề nghị "Chính phủ báo cáo kế hoạch cổ phần hóa cũng như nhu cầu tổng thể vốn điều lệ cần thiết phải bổ sung cho Agribank đến năm 2030 và dự kiến kế hoạch, phương án bổ sung vốn điều lệ cho Agribank trong thời gian tới", Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế nhấn mạnh.
Về tác động đối với ngân sách, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ hơn tác động đến ngân sách nhà nước, cân đối nguồn thu, nhiệm vụ chi để bảo đảm tính khả thi của đề xuất.
Ngoài ra, cơ quan đề xuất cần xây dựng dự toán năm 2024 trình Quốc hội bố trí số vốn còn lại so với tổng mức vốn Quốc hội quyết định (10.347 tỷ đồng) và có phương án xử lý trong trường hợp số nộp ngân sách của Agribank trong năm 2023 không đạt như dự kiến, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách nhà nước, doanh thu và lợi nhuận của Agribank có thể không đạt được như kỳ vọng; khả năng phát hành thành công trái phiếu; chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và quy mô bổ sung vốn điều lệ cho Agribank (tối đa là 17.100 tỷ đồng), cũng như khả năng đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn sau khi Quốc hội quyết định chủ trương.
Theo Tờ trình số 223 của Chính phủ và Phụ lục 01 về phương án xác định mức vốn tự có thiếu hụt đến 31/12/2023 của Agribank gửi kèm theo Tờ trình, để đáp ứng các tỷ lệ an toàn theo quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mức vốn tự có thiếu hụt giai đoạn 2021-2023 của Agribank là 46.853 tỷ đồng.
Trong đó Agribark dự kiến sẽ bổ sung từ các quỹ năm 2022, 2023 theo quy chế tài chính đối với tổ chức tín dụng 100% vốn nhà nước là 13.440 tỷ đồng; bổ sung từ lãi trái phiếu đặc biệt của Chính phủ, tăng trích lập dự phòng chung là 1.713 tỷ đồng; phát hành trái phiếu tăng vốn tự có cấp 2 là 14.600 tỷ đồng.
Như vậy, số vốn tự có thiếu hụt còn lại 17.100 tỷ đồng, Agribank đề xuất được cấp bổ sung từ NSNN, tương ứng số lợi nhuận còn lại dự kiến nộp NSNN trong giai đoạn 2021-2023.
Về nguồn cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank, Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 đã phân bổ 6.753 tỷ đồng từ nguồn đầu tư phát triển. Số còn lại 10.347 tỷ đồng, Chính phủ dự kiến bố trí từ nguồn NSNN theo quy định pháp luật và thực hiện chuyển cấp trong năm 2024.
Theo tờ trình của Chính phủ, số tiền 17.100 tỷ đồng là tương ứng với phần lợi nhuận còn lại Agribank nộp Ngân sách nhà nước (NSNN) trong giai đoạn 2021-2023.
Năm 2021 và năm 2022 Agribank đã nộp NSNN phần lợi nhuận còn lại sau trích lập các quỹ với tổng số tiền là 10.457 tỷ đồng (trong đó năm 2021 là 3.254 tỷ đồng; năm 2022 là 7.203 tỷ đồng). Riêng năm 2023, Agribank dự kiến nộp NSNN là 8.600 tỷ đồng, trong đó, Quý I/2023 đã nộp 2.872 tỷ đồng.
Chính phủ dự kiến nộp NSNN của Agribank trong giai đoạn 2021-2023 là 19.057 tỷ đồng (lớn hơn đề xuất cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank là 17.100 tỷ đồng).
Trong chiều nay, trong Tờ trình của Chính phủ về việc tăng vốn cho Agribank, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết nếu được đầu tư bổ sung vốn 17.100 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của Agribank sẽ tăng thêm khoảng 6.500 – 7.000 tỷ đồng, nộp ngân sách tăng 1.200 - 1.400 tỷ đồng/năm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.