Mục đích ban đầu là loại bỏ các tên lửa Sea Skua và trực thăng
chống ngầm Lynx và đưa vào sử dụng trực thăng Wildcat cùng với tên
lửa FASGW(H) vào năm 2015. Nhưng trong báo cáo của văn phòng kiểm toán
quốc gia (Anh) cho biết chương trình FASGW(H) sẽ bị đẩy lùi tới tháng 1
năm 2018.
Trực thăng Wildcat và mô hình tên lửa FASGW(H)
FASG (H)/ANL sẽ được trang bị trên các trực thăng AW159 Lynx Wildcat của hải
quân Hoàng gia Anh và trang bị trên trực thăng NH-90, Panther của hải
quân Pháp.
Tên lửa FASGW(H) trên trực thăng Panther.
Theo
nhà sản xuất MBDA thì loại tên lửa mới sẽ là bước tiến đáng kể so với 2
loại tên lửa Sea Skua và AS15TT mà hải quân Anh và Pháp đang sử dụng. Cụ thể như sau:
- Tầm bắn xa giúp trực thăng tránh bị tiêu diệt bởi hệ thống phòng không của đối phương.
- Khả năng chọn vị trí mục tiêu chính xác.
- Tuỳ chọn tìm kiếm mục tiêu mới cho phép thông số về mục tiêu được chuyển tiếp thông qua dữ liệu 2 chiều.
- Dữ liệu về mục tiêu cho phép người điều khiển thay đổi đường bay của tên lửa.
- Nhắm bắn chính xác mục tiêu kể cả ban ngày hay đêm nhờ các cảm biến
- Do có khối lượng nhẹ nên có thể tăng số lượng tên lửa trên các thiết bị mang phóng (như trực thăng)
Thiết kế mới này vẫn sẽ giữ lại một số đặc tính có trên 2 loại tên
lửa Sea Skua và AS15TT cho phép người sử dụng dễ dàng nâng cấp. Đồng
thời có thêm một số thuận lợi sau:
- Chỉ cần thay đổi nhỏ về thiết bị lưu trữ và xử lý hiện có trên tàu
- Duy trì khả năng mang vác của trực thăng
- Tác động tối thiểu đến công tác hậu cần bảo dưỡng
- Chi phí tích hợp thấp vì có thể sử dụng với các thiết bị điều khiển hiện tại
Vui lòng nhập nội dung bình luận.