Sao Hỏa, nơi được coi là “đồng bằng phía Bắc,” có vùng sa mạc rộng lớn, tuy nhiên điều làm các nhà khoa học đau đầu là trong sa mạc tồn tại một lượng lớn chất silicon đen. Những chất silicon này trên thực tế là các hạt thủy tinh.
|
Bề mặt sao Hỏa |
Diện tích sa mạc thủy tinh này khoảng gần 4 triệu dặm vuông (tương đương 100,000ha), được các nhà khoa học cho là kết quả giữa dung nham với băng và nước, mà nước lại là môi trường lý tưởng cho sự sống tồn tại.
Các nhà nghiên cứu cho biết, loại phản ứng giữa dung nham và nước sẽ tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi sinh vật phát triển.
Trên Trái Đất, nếu núi lửa phun dưới núi băng, nhiệt lượng phát sinh sẽ hình thành hồ tảng băng trôi lớn, mang lại một không gian sống thích hợp cho vi sinh vật, đồng thời những chất hóa học sản sinh trong quá trình phản ứng giữa dung nham và nước mang lại nguồn thức ăn phong phú cho các vi sinh vật.
Một bằng chứng khác chứng minh sao Hỏa từng tồn tại nước, đó chính là sự phân bố của sa mạc thủy tinh.
Các nhà nghiên cứu cho biết, thể tích và trọng lượng của các hạt thủy tinh này rất khó tự di chuyển, tuy nhiên sự hình thành sa mạc thủy tinh rộng lớn như vậy, rất có khả năng do vai trò của các hồ tảng băng trôi.
Theo Vietnam+
Vui lòng nhập nội dung bình luận.