Các nhà khảo cổ đã khai quật hài cốt của một người đàn ông được chôn cất cách đây 2.500 năm ở Tây Bắc Trung Quốc, cùng với đó là một bộ giáp cực kỳ quý hiếm. Bộ giáp bao gồm hơn 5.000 miếng vảy xếp chồng lên nhau, được chế tác vô cùng tinh xảo.
Trưởng nhóm nghiên cứu Patrick Wertmann, từ Viện Nghiên cứu Châu Á và Phương Đông thuộc Đại học Zurich, đã mô tả bộ giáp này "có kích cỡ nhẹ, hiệu quả cao, phù hợp với quân bộ binh".
Đồng tác giả nghiên cứu Mayke Wagner, giám đốc khoa học của Phòng Âu Á thuộc Viện Khảo cổ học Đức và là người đứng đầu văn phòng ở Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng bộ giáp có những lớp vảy da chồng lên nhau, giúp "tăng cường sức phòng thủ, chống lại các đòn đâm và tên bắn".
Bộ giáp được phát hiện ở nghĩa trang Yanghai, theo ước tính đã tồn tại từ năm 786–543 trước Công nguyên.
Nghiên cứu cho biết bộ giáp "được làm từ khoảng 5444 vảy nhỏ hơn và 140 vảy lớn hơn, cùng với dây da và lớp lót, có tổng trọng lượng khoảng 4–5 kg".
Chia sẻ với Livescience, Wagner cho biết lúc đầu ông không chú ý đến bộ giáp. Tuy nhiên, rất may mắn là nhóm đã phát hiện ra cổ vật quý giá này.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh bộ giáp với các loại trang phục tương tự trong Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan New York (MET), các cổ vật từ vùng Cận Đông, các khu vực thảo nguyên lân cận phía bắc Trung Quốc. Theo nghiên cứu, những điểm tương đồng về kiểu dáng nhưng khác biệt về cấu tạo cho thấy rằng hai bộ giáp được dự định làm trang phục cho các đơn vị riêng biệt của cùng một quân đội, có thể là kỵ binh và bộ binh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.