Hai tấm kính nhắc bài trong suốt được đặt hai bên bục thuyết trình. Ảnh ABCnews.
Chiều 10.11, Tổng thống Mỹ Donald Trump có bài phát biểu tại Hội nghị CEO APEC ở Đà Nẵng, ngay sau khi ông tới thành phố này để tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Nhiều khán giả theo dõi qua truyền hình đã rất thán phục người ông chủ Nhà Trắng vì diễn thuyết không cần nhìn giấy, và có thể diễn đạt lưu loát câu chuyện lịch sử về Hai Bà Trưng.
Ở một bức cận cảnh có thể nhìn thấy rõ tấm kính nhắc bài Teleprompter.
Bài phát biểu của Tổng thống Trump trở nên hấp dẫn, biểu cảm hơn với những cử chỉ tự nhiên, lúc quay sang trái, lúc quay sang phải đúng nhịp để đại biểu ở khắp khán phòng đều có thể nghe và nhìn thấy rõ thần thái của nhà lãnh đạo Mỹ.
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, khán giả có thể thấy hai bên bục diễn thuyết được bố trí hai tấm kính trong suốt được đặt trên giá đỡ. Thiết bị mang tên "Teleprompter", hay còn gọi là "máy nhắc chữ".
Thiết bị này được số hoá nhờ vào những công nghệ điện tử, giúp soi chiếu trực tiếp các dòng chữ lên trên mặt kính. Tốc độ, kích cỡ chữ, màu chữ đều có thể được tuỳ chỉnh thông qua phần mềm.
Cùng với biểu cảm và lời nói, hình ảnh Tổng thống Mỹ Trump trở nên rất ấn tượng tại APEC 2017.
Công nghệ này là bí quyết giúp những nhà chính trị gia hay doanh nhân làm chủ sân khấu như những diễn giả chuyên nghiệp.
Điều đặc biệt, dù có “máy nhắc bài”, nhưng chất giọng, biểu cảm và thần thái của nhà lãnh đạo Mỹ đã lôi cuốn sự chú ý không rời của hàng ngàn người có mặt ở đó và hàng triệu triệu khán giả xem truyền hình. Trong khi ông Trump nói, nhiều người đã dùng các thiết bị điện tử để chụp ảnh, quay lại những khoảnh khắc ấn tượng đó.
Teleprompter được ra đời từ những năm 1950. Thiết bị này được chế tạo và sản xuất hàng loạt bởi TelePrompter Corporation. Mục đích ban đầu của Teleprompter là giúp những biên tập viên truyền hình có thể nói trôi chảy trước ống kính máy quay mà không cần mất thời gian học thuộc lòng, hay cầm văn bản trên tay. Cấu tạo của thiết bị này khá đơn giản, gồm một hệ kính phản quang tích hợp với máy quay.
Tổng thống Trump đã phát biểu trôi chảy, lưu loát trong thời gian thuyết trình tại APEC 2017 khá dài. Ảnh ABCnews.
Năm 1952, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Herbert Hoover lần đầu sử dụng Teleprompter cho bài diễn văn của mình tại Chicago. Sau đó, thiết bị này nhanh chóng phổ biến rộng rãi trong giới chính trị gia, những người thường xuyên phải nói trước công chúng và lên sóng truyền hình.
Năm 2015, khi đang tranh cử Tổng thống, ông Donald Trump từng phản đối việc sử dụng máy nhắc bài và cũng đã có lần trực tiếp chỉ trích đối thủ của mình. Tuy nhiên, khi ông đắc cử và trong năm đầu làm Tổng thống Mỹ, ông Trump đã sử dụng công nghệ Telepromter và rõ rang, công nghệ thần thánh này đã giúp Tổng thống toả sáng hơn trên sân khấu diễn thuyết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.