Phát hiện đáng sợ cho thấy gần một nửa số đường nước bị ô nhiễm bởi dược phẩm

Lê Phương (RT) Thứ bảy, ngày 25/06/2022 12:06 PM (GMT+7)
Theo nghiên cứu mới trên tạp chí Environmental Toxicology and Chemistry, 43,5% đường nước trên thế giới đã bị ô nhiễm bởi dược phẩm.
Bình luận 0
Phát hiện đáng sợ cho thấy gần một nửa số đường nước bị ô nhiễm bởi dược phẩm - Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu cho biết 43,5% đường nước trên thế giới đã bị ô nhiễm bởi dược phẩm. Ảnh: Pixabay

Được dẫn dắt bởi Alejandra Bouzas-Monroy của Đại học York, các nhà nghiên cứu đã phân tích 1.052 mẫu nước ở 104 quốc gia và tìm thấy 23 hợp chất dược phẩm riêng biệt vượt quá mức được coi là "an toàn". Hợp chất bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, thuốc benzodiazepine, thuốc giảm đau và một số chất kích thích.

Bouzas-Monroy tuyên bố nghiên cứu này là "đánh giá toàn cầu đầu tiên" về ô nhiễm dược phẩm trong đường thủy, cảnh báo rằng con người nên "làm nhiều hơn nữa để giảm phát thải những chất này ra môi trường".

Nghiên cứu không chỉ lưu ý đến các loại thuốc có trong nước mà còn cả ảnh hưởng của chúng đối với cá và thảm thực vật dưới nước. Các loại thuốc như amitriptyline chống trầm cảm và carbamazepine chống loạn thần, có thể làm thay đổi hoạt động của enzym ở cá, trong khi thuốc chống trầm cảm citalopram và thuốc an thần diazepam có khả năng thay đổi hành vi động vật. Thuốc tiểu đường metformin làm thay đổi hoạt động của hormone sinh dục ở cá, tương tự thuốc huyết áp propranolol. Tất cả đều được tìm thấy trong các tuyến đường thủy bởi Bouzas-Monroy và nhóm nghiên cứu.

Dược phẩm xuất hiện trong nước thông qua chất thải cơ thể từ cả con người và động vật, cũng như qua dòng chảy từ các cơ sở sản xuất dược phẩm và trang trại. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đã theo dõi vấn đề này ở Mỹ kể từ năm 2002, khi họ tìm thấy ít nhất bảy chất hóa học trong hơn một nửa số đường thủy mà họ kiểm tra. Vào năm 2019, cơ quan này phát hiện mức độ ô nhiễm tương tự trong một mẫu 1.120 giếng và suối được sử dụng làm nguồn nước uống.

Nhiều cơ sở cung cấp nước vẫn không kiểm tra thường xuyên, vì ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của việc tiêu thụ một lượng nhỏ các loại thuốc này đối với con người hoặc động vật vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ngay cả khi tác động của một chất gây ô nhiễm dược phẩm đối với động vật hoang dã địa phương được ghi nhận rộng rãi, thì cộng đồng xung quanh cũng sẽ có rất ít động lực để hành động.

Fluoxetine, tên chung của thuốc chống trầm cảm phổ biến Prozac, là một chất gây ô nhiễm đường thủy phổ biến (được tìm thấy trong một số mẫu do Bouzas-Monroy nghiên cứu) gây ra những thay đổi hành vi rõ rệt ở cá, khiến chúng ít hung dữ hơn và ít săn tìm thức ăn hơn. Ảnh hưởng có thể kéo dài đến ba thế hệ, có nghĩa là các quần thể vẫn bị ảnh hưởng rất lâu kể cả khi chúng ta ngay lập tức triển khai biện pháp ứng phó.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem