Nhóm nhiên cứu khoan sâu để lấy lõi băng đem phân tích.
Theo Reuters, các nhà nghiên cứu sử dụng trực thăng để hạ cánh xuống các tảng băng và lấy mẫu, trong chuyến thám hiểm kéo dài 18 ngày, qua Hành lang Tây Bắc. Đây là tuyến đường nguy hiểm nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
"Chúng tôi đã dành nhiều tuần tìm kiếm băng biển trắng cổ xưa nổi giữa đại dương", Jacob Strock, nhà nghiên cứu tại Đại học Rhode Island, nói. "Khi tiếp cận, chúng tôi phát hiện những chất bẩn có thể nhìn thấy được ở các tảng băng".
Nhóm nghiên cứu sau đó khoan 18 lõi băng dài 2 mét, phát hiện các hạt nhựa và sợi có thể nhìn thấy được với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Nhóm nghiên cứu hết sức bất ngờ bởi những gì họ tìm thấy. Giống như việc phát hiện rác thải nhựa ở rãnh Mariana, nơi sâu nhất trên Trái đất.
Dấu vết của rác thải nhựa được tìm thấy ở sâu trong lõi của những tảng băng.
Dự án Hành lang Tây Bắc chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu với Bắc Cực. Băng tan ở nơi này xảy ra mạnh mẽ nhất vào mùa hè.
Nhưng điều đáng lo ngại không kém là việc rác thải nhựa siêu nhỏ của con người đã xuất hiện ở cả những nơi lạnh giá và hẻo lánh như Bắc Cực. Liên Hợp Quốc ước tính 100 triệu tấn rác thải nhựa đã bị ném xuống đại dương cho đến nay.
Theo nhóm nghiên cứu, rác thải nhựa trôi theo dòng chảy đến khu vực này từ năm ngoái và bị đóng băng vào mùa đông. Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ dùng mẫu vật để tìm hiểu tác hại của rác thải nhựa đối với các loài cá, chim biển và các loài động vật biển có vú như cá voi.
Cá vây tay (Coelacanth) là một trong những loài cá tồn tại lâu nhất trên đại dương thế giới và chúng cũng không thoát khỏi...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.