Phát hiện hóa thạch 'rồng biển' dài gần 10m, hộp sọ nặng hơn 900kg ở Anh

Lê Phương (Washington Post) Thứ tư, ngày 12/01/2022 07:00 AM (GMT+7)
Mới đây, các nhà khoa học Vương quốc Anh đã khai quật được hóa thạch của một con cá voi khổng lồ, 180 triệu năm tuổi, còn được gọi là "rồng biển".
Bình luận 0
Phát hiện hóa thạch 'rồng biển' dài gần 10m, hộp sọ nặng hơn 900kg ở Anh - Ảnh 1.

Hóa thạch 'rồng biển' khiến các nhà khoa học thích thú. Ảnh: Reuters

Dài khoảng gần 10m với hộp sọ nặng hơn 900kg, đây là mẫu vật thời tiền sử lớn nhất và nguyên vẹn nhất từng được tìm thấy ở Vương quốc Anh.

"Đó là một khám phá thực sự chưa từng có tiền lệ và là một trong những phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử cổ sinh vật học của Anh," Nigel Larkin, một nhà bảo tồn cổ sinh vật học, người đồng chỉ đạo cuộc khai quật, cho biết.

Nhà cổ sinh vật học người Anh Mary Anning đã phát hiện ra ichthyosaurs vào thế kỷ 19. Chúng được biết đến với đôi mắt to và hàm răng nhọn, gợi nhớ đến những con rồng biển thần thoại.

Vào tháng 2/2021, người dân địa phương Joe Davis đã phát hiện ra những hàng đốt sống lớn nhô ra khỏi mặt đất sau quá trình rút nước định kỳ của hồ chứa. Davis đã phủ bạt lên khu vực này và gọi điện cho hội đồng địa phương để thông báo về khả năng xuất hiện hóa thạch khủng long, ông nói với BBC.

Một ngày sau, một nhóm các nhà cổ sinh vật học người Anh đến thăm địa điểm này với linh cảm rằng Davis đã xác định vị trí của một ichthyosaur. Trong vài tháng tiếp theo, họ đã tính toán quy trình khai quật, bao gồm cả cách phòng trách Covid-19 cũng như không để ảnh hưởng đến động vật hoang dã của khu bảo tồn. Tháng 8, nhóm nghiên cứu bắt đầu tiến hành cuộc khai quật kéo dài hai tháng.

Các nhà nghiên cứu từng tìm thấy một số hóa thạch của ichthyosaur trong khu bảo tồn này, Larkin nói. Nhưng hóa thạch đặc biệt này gần như nguyên vẹn từ đầu đến đuôi, điều này có ý nghĩa rất lớn.

Nhóm nghiên cứu đã làm sạch bộ xương và chụp ảnh 3D kỹ thuật số, để hình dạng ban đầu của hóa thạch sẽ được giữ nguyên, Larkin viết. Tiếp theo, họ đào rãnh và tạo ra những lớp bảo vệ bằng thạch cao có nẹp để nâng con ichthyosaur lên khỏi mặt đất một cách an toàn.

Trên đường đi, các nhà cổ sinh vật học đã thu thập và ghi lại các hóa thạch khác để tìm hiểu thêm về môi trường xung quanh. Dựa trên cách nó phân hủy, nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng mẫu vật đã bị đào bới, có lẽ là bởi các loài ichthyosaurs khác, Larkin viết.

Ichthyosaurs, có hình dạng cơ thể giống cá heo, xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 250 triệu năm trước, sau đó biến mất khoảng 90 triệu năm trước.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem