Hóa thạch khủng long cổ đại với tên gọi "rồng bay" khiến các nhà khoa học sửng sốt

Thứ tư, ngày 15/09/2021 07:00 AM (GMT+7)
Việc phát hiện ra một loài khủng long sơ khai ở sa mạc Atacama của Chile đã mang lại cái nhìn sâu sắc về các mô hình di cư và sự phân bố tổng thể của những sinh vật thời tiền sử.
Bình luận 0
Hóa thạch khủng long cổ đại với tên gọi "rồng bay" khiến các nhà khoa học sửng sốt - Ảnh 1.

Các nhà cổ sinh vật học mới chỉ biết rằng những sinh vật này xuất hiện ở Bắc Mỹ cách đây 160 triệu năm. Ảnh: Getty

Mới đây, các nhà khoa học ở Nam Mỹ đã đào được một hóa thạch "rồng bay", hóa thạch đầu tiên thuộc loại này được tìm thấy ở Nam bán cầu. Được biết, phát hiện này đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều nhà khoa học.

"Điều này cho thấy sự phân bố của các loài động vật trong nhóm này rộng hơn so với những gì từng được biết cho đến nay," Jhonatan Alarcon, một nhà khoa học của Đại học Chile, người đứng đầu cuộc điều tra, nói với Reuters.

"Có những loài pterosaurs (bò sát bay) thuộc nhóm này cũng ở Cuba, chúng rõ ràng là động vật ven biển, vì vậy rất có thể chúng đã di cư giữa miền Bắc và miền Nam, hoặc cũng có thể chúng đến một lần và ở lại, chúng tôi chưa biết nữa."

Trước đây, các nhà cổ sinh vật học mới chỉ biết rằng những sinh vật này xuất hiện ở Bắc Mỹ cách đây 160 triệu năm.

Hóa thạch khủng long cổ đại với tên gọi "rồng bay" khiến các nhà khoa học sửng sốt - Ảnh 3.

Việc phát hiện ra sinh vật này ở sa mạc Atacama của Chile mang lại cái nhìn sâu sắc về mô hình di cư của động vật tiền sử. Ảnh: Getty

Các loài bò sát bay tồn tại trong hầu hết Đại Trung sinh, từ cuối kỷ Trias đến cuối kỷ Phấn trắng, khoảng từ 228 đến 66 triệu năm trước.

Những sinh vật này không được gọi là khủng long vì chúng có thể bay và các chi trước của chúng duỗi ra hai bên, đúng hơn, chúng là một người anh em họ xa của khủng long.

Newscientist cho biết loài nhỏ nhất có sải cánh chỉ 25cm, trong khi loài lớn nhất có sải cánh lên đến 10m.

Những bộ hài cốt được Osvaldo Rojas, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Văn hóa Sa mạc Atacama, khai quật. Chi tiết về phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Acta Palaeontologica Polonica.

Lê Phương (Daily Star)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem