Phát hiện lò sản xuất gốm men thời Trần?

Chủ nhật, ngày 14/06/2015 08:26 AM (GMT+7)
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều dấu tích, mảnh vỡ trang trí kiến trúc có giá trị lớn như: đồ gốm tráng men, đồ sành, khu vực chứa đất sét nguyên liệu làm gốm… Các nhà khảo cổ cho rằng, đây có thể là nơi sản xuất gốm men thời Trần.
Bình luận 0

Sau thời gian tiến hành khai khảo cổ tại thung Nội Lấm (thuộc hành cung Vũ Lâm - thời Trần) nằm trong Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình). Mới đây, Viện khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Quẩn thể danh thắng Tràng An đã tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật tại đây.

Nhiều dấu tích đáng chú ý, có giá trị lớn đã được phát hiện tại Nội Lấm như: khu vực chứa đất sét nguyên liệu làm gốm; dấu tích cây gỗ trong lớp bùn đen; dấu tích đá kè đường đi, làm bến nước, đắp đường; các mảnh trang trí kiến trúc, vật thể đồ gốm tráng men, đồ sành; các cục thóc gạo hóa than… Các nhà khảo cổ cho rằng, đây có thể là nơi sản xuất gốm men thời nhà Trần.

Hành cung Vũ Lâm là căn cứ địa của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến quân Nguyên Mông. Việc khảo cổ học phát hiện nhưng dấu tích quan trọng tại đây không chỉ nâng cao giá trị, bảo tồn mà còn tôn vinh, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An.

(Theo Dân Trí)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem