Đó là những lời mà viên cơ trưởng chuyến bay GE235 của hãng hàng không TransAsia thốt lên chỉ 8 giây trước khi chiếc máy bay quệt vào một cầu vượt và đâm xuống con sông ở Đài Loan, khiến 43 người trên máy bay thiệt mạng hồi tháng 2.2015.
Báo cáo điều tra do Hội đồng An toàn Hàng không Đài Loan công bố hôm 2.7 cho thấy viên cơ trưởng của chiếc máy bay ATR 72 này đã kéo nhầm cần điều khiển, vô tình tắt nốt động cơ đang hoạt động của chiếc máy bay, khi động cơ kia đã bị hỏng.
Chiếc máy bay quệt vào một cây cầu vượt trước khi lao xuống sông Cơ Long
ATR 72 là loại máy bay hai động cơ, được thiết kế để có thể vẫn tiếp tục hành trình trong trường hợp một động cơ bị hỏng. Những hình ảnh do các nhân chứng quay được cho thấy chiếc máy bay đã nghiêng về một bên khi động cơ bên trái gặp trục trặc, và sau đó lao xuống khi cánh quạt động cơ bên phải bất ngờ ngừng quay.
Chỉ có 15 trong tổng số 58 người trên chiếc máy bay sống sót khi nó đâm xuống sông Cơ Long, và cả hai viên phi công đều thiệt mạng trong vụ tai nạn này.
Theo báo cáo điều tra, chỉ chưa đầy một phút sau khi cất cánh, một tín hiệu báo động vang lên khi máy bay đang ở độ cao 365 mét, báo hiệu động cơ số 2 đã ngừng hoạt động. Cơ trưởng đã lập tức phản ứng bằng cách kéo một cần điều khiển về phía sau trong một nỗ lực khởi động lại động cơ, nhưng điều đáng tiếc là ông này đã kéo nhầm cần điều khiển, khiến động cơ số 1 đang hoạt động cũng bị ngừng trong 46 giây, làm chiếc máy bay khựng lại và bắt đầu rơi xuống.
Một nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ tai nạn
Phải mất hai phút sau, khi tìm cách khởi động lại động cơ số 1, phi công mới nhận ra sai lầm của mình, nhưng lúc đó đã quá trễ. Lúc này, cơ trưởng mới thốt lên: “Ối, tắt nhầm động cơ rồi”.
Theo hãng TransAsia, cơ trưởng trên chiếc máy bay này từng là phi công trong không quân Đài Loan, sau đó gia nhập hãng hàng không này vào tháng 8.2010 và đã có gần 5.000 giờ bay với máy bay ATR-72.
Hồ sơ cho thấy trong một cuộc kiểm tra trên máy mô phỏng vào cuối năm 2014, viên phi công đã không xử lý đúng đối với trường hợp động cơ hoạt động bất thường. Giám sát viên cho biết viên phi công này không “có kiến thức phù hợp” để đối phó với tình trạng động cơ ngừng hoạt động khi cất cánh.
Xác chiếc máy bay được trục vớt khỏi sông Cơ Long
Mặc dù vậy, viên phi công này vẫn được thực hiện bài kiểm tra khác và được cấp bằng cơ trưởng đối với máy bay ATR 72-600. Trong những khóa đào tạo sau đó, ông ta vẫn tiếp tục nhận được những lời phê phán của huấn luyện viên về “sự do dự khi đối mặt với tình huống cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng” và “hồi hộp, dễ mắc lỗi giao tiếp trong quá trình khởi động động cơ”.
Quan trọng hơn, các huấn luyện viên đánh giá rằng viên phi công này “không có kiến thức phù hợp, dẫn tới sự lưỡng lự trong các tình huống hỏng thiết bị điều khiển điện tử động cơ và hỏng động cơ”. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, ông ta vẫn qua được các bài kiểm tra và tiếp tục điều khiển máy bay ATR-72, cho đến ngày thảm họa xảy ra.
Trí Dũng (Theo CNN)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.