Phi tần nào được Càn Long yêu thương và sủng hạnh nhiều nhất?

Thứ năm, ngày 16/09/2021 08:31 AM (GMT+7)
Bà là phi tần hiếm hoi xuất thân trong gia tộc danh giá cực kỳ hiển hách nhưng cũng vì thế khiến cho Càn Long đế có chút lo sợ.
Bình luận 0

Không khó để nhận ra trong lịch sử nhà Thanh, Càn Long đế là người có nhiều phi tần, thê thiếp nhất, mỗi người đều có một giai thoại riêng. Nhiều người thắc mắc rằng, trong số những phi tần đã được Hoàng đế sủng hạnh, ai mới là người được ông yêu và thị tẩm nhiều nhất?

Hậu thế cho rằng, người được Càn Long đế tôn trọng và dành nhiều tình cảm nhất không ai có thể thay thế chính là Phú Sát Hoàng hậu. Bên cạnh đó, Dung phi, Lệnh phi, Hương phi cũng có một vị trí nhất định trong lòng Càn Long đế nhưng họ không phải là người được ông thị tẩm nhiều.

Phi tần được Càn Long đế thị tẩm nhiều nhất nhì hậu cung nhưng không được sách phong làm Hoàng hậu vì một lời nguyền - Ảnh 1.

Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị chính là người được Càn Long đế thị tẩm nhiều nhất. Ảnh: Sohu

Vào nhà Thanh, cách chọn người thị tẩm mỗi đêm cho Hoàng đế được áp dụng dưới hình thức lật bảng. Theo đó, mỗi phi tần sẽ có một tấm bảng ghi tên mình, sau đó được mang tới Kính sự phòng cho Hoàng đế lựa chọn.

Thông thường, trung bình các phi tần có thể được Hoàng đế thị tẩm mỗi năm khoảng 1 hoặc 2 lần nên hầu như tấm bảng nào cũng đều như mới, có cái còn phủ bụi.

Thế nhưng, nếu quan sát những tấm bảng được lật để được Hoàng đế thị tẩm, người ta bất ngờ khi thấy có một tấm bảng được lật đến nỗi phai màu, tróc sơn. Và tên được khắc trên tấm bảng ấy chính là Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị. Bằng chứng này cho thấy Thư phi chính là người được Càn Long đế sủng ái, thị tẩm nhiều nhất trong số các phi tần thê thiếp.

Phi tần được Càn Long đế thị tẩm nhiều nhất nhì hậu cung nhưng không được sách phong làm Hoàng hậu vì một lời nguyền - Ảnh 2.

Những tấm bảng thị tẩm. Ảnh: Sohu

Nói về Thư phi, bà có xuất thân cao quý, gia thế hiển hách thuộc dòng dõi Diệp Hách Na Lạp thị, xuất thân từ Mãn Châu Chính Hoàng Kỳ, cữu ruột (cậu) là Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, tằng tổ phụ (ông cố) là Nạp Lan Minh Châu – một đại công thần dưới thời Khang Hi đế.

Thư phi ngay từ nhỏ đã có vẻ ngoài xinh xắn, đường nét khuôn mặt tinh anh, thông minh, được gia đình giáo dục nghiêm khắc, cầm kỳ thi họa có đủ. Năm 13 tuổi, Thư phi tham gia Bát kỳ tuyển tú và trở thành nữ nhân duy nhất được chọn vào năm đó.

Phi tần được Càn Long đế thị tẩm nhiều nhất nhì hậu cung nhưng không được sách phong làm Hoàng hậu vì một lời nguyền - Ảnh 3.

Thư phi có dung mạo xuất chúng. Ảnh: Sohu

Năm Thư phi vào cung chỉ mới 13 tuổi còn Hoàng đế Càn Long đã 30 tuổi, vẻ đẹp như hoa của bà vài năm sau đó mới lọt vào mắt xanh của Hoàng đế. Năm bà 20 tuổi được sách phong làm phi và trở thành một trong những phi tần được Càn Long đế sủng ái nhất.

Đây cũng là thời điểm mà Càn Long đế thường xuyên lật thẻ bài thị tẩm Thư phi nhiều nhất. Năm 23 tuổi, Thư phi mang thai đứa con đầu lòng và nhanh chóng hạ sinh một Hoàng tử nhưng không may yểu mệnh qua đời khi mới 3 tuổi.

Có thể nói rằng, Thư phi là vị phi tần hiếm hoi được Càn Long đế hết mực chiều chuộng và yêu thương. Mặc dù không còn hoài thai thêm lần nào nữa nhưng Thư phi vẫn được Càn Long đế tin tưởng giao Thập nhất a ca Vĩnh Tinh (con trai của Gia Quý phi) và Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa (con gái của Lệnh phi) chăm sóc và nuôi dưỡng.

Phi tần được Càn Long đế thị tẩm nhiều nhất nhì hậu cung nhưng không được sách phong làm Hoàng hậu vì một lời nguyền - Ảnh 4.

Thư phi dù không có con thêm lần nào nữa nhưng vẫn được Càn Long đế yêu thương. Ảnh: Sohu

Sau cái chết của Phú Sát Hoàng hậu, Càn Long đế không có ý định để Thư phi làm người kế vị, mặc dù vai vế của bà lúc đó gần như đứng đầu hậu cung. Đây cũng là một trong những bí ẩn lớn, người đời cho rằng do gia tộc mẹ của bà quá mạnh nên Càn Long đế có chút lo sợ Thư phi sẽ trở thành một mối đe dọa.

Nhiều người suy đoán rằng, Thư phi thuộc gia tộc Diệp Hách Na Lạp thị (tộc người Nữ Chân), có mối thù không đội trời chung với gia tộc Ái Tân Giác La – Hoàng tộc triều Thanh sau này.

Trước đó có một lời nguyền được lưu truyền của Nỗ Nhĩ Cáp Xích – thủ lĩnh của tộc Nữ Chân cuối đời Minh trước khi hấp hối, đó là gia tộc Diệp Hách Na Lạp thị sẽ tiêu diệt gia tộc Ái Tân Giác La dù chỉ còn lại một người phụ nữ. Vì rào cản này mà Càn Long đế không dám để Thư phi sinh con thêm lần nào nữa.

Tuy nhiên, những điều Càn Long đế lo lắng sau cùng đã trở thành sự thật. Lời nguyền của Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã ứng nghiệm nhưng sự suy vong của Đại Thanh lại do chính Từ Hi Thái Hậu gây ra chứ không phải Thư phi.

Mặc dù vậy, Càn Long đế vẫn thực sự yêu thương Thư phi. Đối với Thư phi, tuy có nhiều điều tiếc nuối trong cuộc đời (đoản mệnh, không con) nhưng lại rất may mắn khi được Càn Long đế sủng ái suốt nhiều năm giữa vô số mỹ nữ chốn hậu cung.

PV (Theo Pháp luật và bạn đọc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem