Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trang phục gợi cảm của những bộ phim cổ trang châu Âu thu hút không ít sự chú ý của công chúng.
Những bộ phim cổ trang châu Âu ngày càng cho thấy sức hấp dẫn với công chúng. Mới đây nhất là "Bridgerton". Bên cạnh yếu tố về cốt truyện, diễn viên, diễn xuất hay bối cảnh, những bộ phim như thế này còn nhận được nhiều quan tâm ở vấn đề phục trang.
Những quý cô châu Âu trong những chiếc váy bồng xòe, "thắt đáy lưng ong" và tôn vòng một trở thành những dấu ấn đặc trưng. Có người cho rằng chúng gợi cảm quá mức, số khác khẳng định đây là điểm thể hiện tư tưởng thẩm mỹ của thời đại bấy giờ.
Những thiết kế khoét sâu cổ để lộ phần lớn cổ, thậm chí hở nửa vòng 1 rất phổ biến trong phim
Ở thời kỳ Phục hưng, quan niệm về cái đẹp đã có nhiều thay đổi. Con người trở thành kiểu mẫu của muôn loài, cái đẹp đầy đặn, "phốp pháp" trở thành tiêu chuẩn của phụ nữ. Trong khi đó ở nam giới thì nhấn mạnh sự nam tính, mạnh mẽ.
Điều này cũng được phản ảnh trong thời trang. Nếu nam giới mặc áo rộng, phồng lên để tôn cơ bắp cùng những chiếc quần cụt ôm sát để làm nổi bật vẻ nam tính thì phụ nữ cũng có kiểu trang phục riêng để cho thấy khía cạnh nữ tính.
Những bộ đồ như thế này được xem là cách thể hiện vẻ đẹp nữ tính đầy gợi cảm của phái đẹp.
Trang phục có kiểu cổ chữ U để lộ vòng 1 rất phổ biến. Những chiếc váy hở nhiều phần cổ kể cả vòng 1 được chấp nhận. Bên cạnh đó, họ còn sử dụng corset để tạo vòng eo nhỏ, chẳng những vậy chúng còn có tác dụng đẩy vòng 1 giúp dáng hình phái đẹp trở nên gợi cảm hơn.
Áo nịt ngực, váy có khung, giày đế cao, váy trễ cổ,... Tất cả để tạo nên một người phụ nữ quyến rũ. Và ta hoàn toàn có thể dễ dàng bắt gặp kiểu trang phục này trong những bức họa ở thời kỳ Phục hưng.
Bức tranh "Người đàn bà và con chồn" của Leonardo Davinci, người phụ nữ mặc trang phục trễ cổ.
Cảnh tượng những cô nàng quý tộc chật vật mỗi sáng để siết chặt corset được đưa lên phim.
Có sự khác biệt giữa trang phục của phụ nữ quý tộc với tầng lớp bình dân. Do có người hầu giúp mặc đồ nên trang phục của họ cũng cầu kỳ hơn. Còn phụ nữ bình dân chú trọng đến sự thoải mái để dễ dàng lao động.
Nhưng dù có sự khác biệt, thời trang vẫn là một khía cạnh cho phép phụ nữ thể hiện bản thân. Nói cách khác, thời trang tạo ra một thế giới mới. Mặc dù cũng có một số tranh cãi về trang phục đặc biệt là những chiếc corset gây đau đớn nhưng không thể phủ nhận nó cũng mang theo dấu ấn văn hóa.
Trang phục của giới quý tộc cầu kỳ hơn bởi có người hỗ trợ họ mặc trang phục mỗi sáng.
Không phải vô cớ khi trang phục gợi cảm, hở nửa vòng một lại phổ biến đến thế trong phim.
Để phản ánh đúng những gì diễn ra ở thời điểm đó, các bộ phim lấy bối cảnh Phục hưng cũng thiết kế trang phục đúng theo kiểu mẫu.
Với những người lần đầu tiên xem bộ phim "Romeo & Juliet" phiên bản 1968, chắc hẳn không ít người ngỡ ngàng về trang phục hở vòng 1 của nữ diễn viên chính trong vai nàng Juliet chưa đầy 14 tuổi. Nhưng đây hoàn toàn là sự mô tả mang tính văn hóa. Bộ phim sau đó cũng đã giành được giải thưởng Trang phục đẹp nhất tại Oscar.
Nàng Juliet chưa đầy 14 tuổi nhưng có gu diện bạo khoe nét đẹp "phồn thực".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.