Gần 70 năm sống ở phố cổ Hà Nội, ông Phạm Ngọc Toàn (phố Hàng Quạt, quận Hoàn Kiếm) vẫn luôn cố gắng gìn giữ nghề khắc dấu gỗ truyền thống của gia đình. Ông là một trong những nghệ nhân cuối cùng còn giữ nghề khắc dấu gỗ thủ công.
Đón đợt mưa “vàng” giải nhiệt, hồ thủy điện vẫn "chới với" mực nước chết, phát cầm chừng; Phố cổ Hà Nội hoạt động trong bóng tối để tiết kiệm điện; Nông dân chật vật, túc trực máy phát điện 24/24h, mỗi ngày tiêu tốn hàng triệu đồng tiền dầu... là những tin chính trong bản tin hôm nay.
30 năm qua, ông Chu Văn Cao (76 tuổi) cùng con trai sống trong căn nhà siêu nhỏ chỉ 2,5 m2 nằm sâu trong con ngõ 63, phố Thuốc Bắc (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hầu hết sinh hoạt của hai bố con ông Cao đều diễn ra trong “chiếc hộp” rộng hơn 1 m, dài 2,5 m và cao 1,4 m.
Hà Nội là thủ đô của nước ta, có bề dày lịch sử, văn hoá. Hà Nội xưa kia còn có tên gọi Thăng Long. Trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này, bao nhiêu con người tài hoa được sinh ra, và từ nơi khác đến có cơ hội phát huy khả năng của mình. Bên cạnh đó, tại đây, cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười.
Nhằm tôn vinh nét đẹp văn hoá của con người Việt Nam từ thời xa xưa đến nay, tại đình Kim Ngân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra chương trình giới thiệu bộ sưu tập thời trang cổ phục Việt - chủ đề “Dệt gấm thêu hoa”.
Đình Kim Ngân tọa lạc giữa phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm), nơi đây nổi tiếng nhờ nghề kim hoàn với lịch sử lâu đời hàng trăm năm. Những sản phẩm kim hoàn mang đậm nét đặc trưng riêng đã góp phần vào sự phong phú của "36 phố phường" Thăng Long - Hà Nội.
Những con phố cổ Hà Nội - nơi tiết lộ mọi mặt đời sống - đã mê hoặc nhiếp ảnh gia người Mỹ William Crawford, nơi ông đã chụp ảnh suốt 30 năm, từ 1985 - 2015 để lưu lại những khuôn hình quý giá.
Nằm trên phố Hàng Bạc sầm uất, đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc, TP Hà Nội) không chỉ là ngôi đình cổ kính mà còn là minh chứng về quá trình hình thành và phát triển của nghề kim hoàn, chế bạc, vàng của dân làng Châu Khê quê Hải Dương tại kinh thành Thăng Long xưa.