Phong tục tập quán
-
Buổi sáng, kỳ thực không có một con trâu nào thấp thoáng ở làng này, nhưng về chiều thì từng đàn trâu ở trong rừng lũ lượt kéo nhau về, bụng no căng. Có đến nơi đây mới tận mắt chứng kiến những điều kỳ thú về đàn trâu nuôi thả độc đáo này.
-
Dù sống xa quê, cách nơi mình sinh ra cả nghìn cây số, nhưng các bạn trẻ người dân tộc Tày - Nùng đang sinh sống, học tập và làm việc ở TP.HCM vẫn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa “cây nhà lá vườn” để góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, đồng thời bày tỏ nỗi nhớ quê hương tha thiết...
-
Từ lâu, người dân vùng núi xứ Nghệ dù đi rừng, thu hoạch nông sản, phát cỏ ngoài vườn… hay làm bất cứ việc gì mà cần đến con dao, thì bên cạnh chiếc dao luôn có chiếc vỏ đeo bên mình.
-
Người Vân Kiều sống dọc theo dãy Trường Sơn, chủ yếu thuộc địa bàn 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Từ xưa đến nay, bà con Vân Kiều vẫn gìn giữ một phong tục thờ vị thần bổn mạng, hay còn gọi là hay còn gọi là cúng hồn cho người sống ngay từ khi họ mới sinh ra.
-
Sene Dolta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ, còn gọi là lễ cúng ông bà. Năm nay, trong không khí chào mừng lễ hội, đồng bào Khmer ở Trà Vinh cũng rộn ràng trong ngày hội truyền thống này.
-
Heo quay phải để nguyên con và đặt trang trọng trên mâm lễ. Khi cúng, người ta bưng nguyên mâm lễ ấy đặt trước ban thờ, lư hương rồi thắp nhang, cúng vái, …
-
Vào dịp lễ hội Dolta (cuối tháng Tám âm lịch), không khí đua bò rộn ràng khắp phum sóc (ấp) vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang.
-
Người Pa Kô định cư chủ yếu ở huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên- Huế và huyện Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh nhiều phong tục tập quán bị mai một thì người Pa Kô vẫn giữ được lễ hội Ariêuping (còn được gọi là lễ bốc mộ, lễ cải táng).
-
Với đồng bào dân tộc Si La đang sinh sống tập trung ở các bản Seo Hai, Sì Thâu Chải (Mường Tè, Lai Châu) và bản Nậm Sin (Mường Nhé, Điện Biên), lễ cưới là một trong những phong tục truyền thống, hội tụ nét đẹp văn hóa tiêu biểu của người Si La.
-
Với nhiều gia đình người Việt, theo tục xưa nay, hễ vào ngày Rằm tháng Bảy thường có mua sắm mâm cỗ, lễ dâng trên ban thờ, làm các thủ tục lễ Vu lan, “xá tội vong nhân”, cầu siêu...