Phong tục tập quán

  • Giờ ở thành phố, những lễ tiết phong tục đều được tổ chức theo những khuôn mẫu giống nhau. Nghĩa là cũng sắm mâm lễ, vàng mã, sôi, gà… Bởi thế lũ trẻ con thường chả ấn tượng gì ngoài chuyện “ăn lộc”.
  • Có dịp về xã Tà Rụt, huyện Đakrông (Quảng Trị), tôi được già làng Côn Liên kể cho nghe nhiều phong tục, tập quán thú vị của đồng bào Pa Kô nơi này, trong đó có tục đưa nàng dâu mới cưới đi xúc cá để đoán vận mệnh, tính cách.
  • Văn hóa cộng đồng người Ê Đê mang đậm chế độ mẫu hệ, nên người con gái chủ động đi hỏi và cưới chồng, việc thách cưới cũng là do nhà trai yêu cầu. Qua thời gian, đôi trai gái tìm hiểu nhau, nếu thấy “ưng cái bụng” thì người con gái về báo cho cha mẹ biết, để nhờ người mai mối và tiến hành lễ hỏi chồng.
  • Trong sinh hoạt cộng đồng của người Khmer, không có chiếc ghe nào có chiều dài, trọng lượng, trang trí hoa văn tinh xảo mang nét độc đáo và được nhiều người cùng tham gia chèo như chiếc ghe Ngo.
  • Ở An Giang, cao điểm nhập tu báo hiếu bắt đầu từ hạ tuần tháng Tư âm lịch đến hết mùa an cư kiết hạ (tháng Tám âm lịch). Mùa tu báo hiếu năm nay có hàng ngàn thanh niên nhập tu tại 65 chùa Khmer thuộc 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên.
  • Đã có một thời, nhắc đến Ma Nới, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) người ta nghĩ ngay đến cái nghèo với phương thức canh tác lạc hậu, và đặc biệt là nạn bỏ học, tảo hôn do tập tục bắt chồng của những thiếu nữ Raglai tuổi mới 13 - 14.
  • Bản Hố Quang Phìn, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) của đồng bào Mông nằm cheo leo trên núi, ở độ cao 1.200 - 1.300m. Từ bao đời nay, ở nơi bản xa xăm này, đồng bào vẫn coi giống chó ngắn đuôi là con vật quý trong nhà.
  • Mùa hè cũng là lúc cao điểm số đông thanh niên Khmer (đặc biệt là vùng Bảy Núi, An Giang) bắt đầu vào mùa tu báo hiếu. Đây là một tập tục truyền thống lâu đời mang ý nghĩa báo hiếu ông bà, cha mẹ theo tín ngưỡng Phật giáo Nam tông Khmer của đồng bào Khmer.
  • “Lễ cúng Bến nước” là một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Ê Đê. Lễ được tổ chức hàng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, buôn làng đoàn kết, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
  • Về với Yên Bái, du khách không chỉ được đắm mình vào không khí thanh bình của “nơi quê núi”, cửa ngõ miền Tây Bắc, thưởng ngoạn những cảnh núi non hùng vĩ… mà còn được tìm hiểu những nghi thức phong tục lâu đời của bà con các dân tộc nơi đây. Lễ “Lập tịch” của người Dao là một trong những nghi thức truyền thống đó…