Từ nguồn nguyên liệu thô như dây khoai lang, rơm rạ, cỏ voi…dồi dào, nông dân Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long) được hỗ trợ hệ thống máy để tận dụng những phụ phẩm này làm thức ăn trong chăn nuôi.
Việc thu gom, tái sử dụng các loại phụ phẩm chăn nuôi không chỉ giảm phát thải khí nhà kính mà còn giúp nông dân có cơ hội làm giàu. Thế nhưng, nguồn phụ phẩm chăn nuôi hiện nay chưa được tận dụng triệt để, gây lãng phí.
Từ ngày 28/3-11/4, Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị triển khai tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật xử ký rác thải thành phân hữu cơ, thuộc Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm lượng khí thải của cộng đồng quốc tế”.
Đó là "điểm nghẽn" trong sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mà ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai nêu ra tại Diễn đàn “Kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi: Cơ hội và thách thức” ngày 21/3.
Phụ phẩm nông nghiệp được tận dụng tối đa trong mô hình tuần hoàn đã giúp nhiều trang trại đã tránh được áp lực chi phí đầu vào tăng cao, đồng thời tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp thân thiện với môi trường.
Chăn nuôi trâu, bò là một thế mạnh, nhất là ở các xã vùng cao. Huyện Phù Yên (Sơn La) chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc.
Quá trình sản xuất nông nghiệp hiện đang tạo ra một lượng phế, phụ phẩm rất lớn; gây nguy cơ ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn chất hữu cơ. Nguồn tài nguyên này nếu được khai thác, sử dụng tốt không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
"Việc sử dụng, chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp hiện nay vẫn còn chưa đồng bộ, hiệu quả, lãng phí rất lớn. Trong khi nếu khai thác tốt "mỏ vàng" phụ phẩm nông nghiệp, chúng ta có thể thu về hàng tỷ USD" - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết.
Hàng năm, phần sinh khối phụ phẩm nông nghiệp từ các cây trồng chính có thể cung cấp khoảng 43 triệu tấn phân hữu cơ; 1,8 triệu tấn đạm urê; 1,6 triệu tấn supe lân đơn và 2,2 triệu tấn kali sulfat. Con số khổng lồ này nhằm bù đắp lại dinh dưỡng cho đất từ phụ phẩm nông nghiệp đang bị bỏ phí.
Trang trại của bà Phạm Thị Duyên ở thôn 12, xã Đông Sơn, TP Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) sớm từ bỏ thức ăn công nghiệp và tìm nhập các nguồn nguyên liệu như ngô, đỗ tương... kết hợp ủ men vi sinh phối trộn thành loại thức ăn có độ đạm cao không khác gì cám công nghiệp, nhưng giá thành vẫn thấp hơn từ 15 - 30%.