Phú Thọ: Dạy theo nhu cầu, tạo việc làm tại chỗ

Chủ nhật, ngày 16/01/2011 07:22 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Dạy nghề theo nhu cầu của thị trường là cách mà Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm nông dân - Hội Nông dân Phú Thọ thực hiện, giúp người lao động có thu nhập cao và ổn định.
Bình luận 0

Năm 2008, Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Hội Nông dân Phú Thọ tổ chức dạy nghề cơ khí cho 35 lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Việt Trì (Phú Thọ).

Thu nhập cao nhờ tay nghề giỏi

Sau khi kết thúc khóa học, 100% học viên có việc làm với thu nhập cao và ổn định. Nhiều học viên sau khi học nghề, đi làm được một thời gian thì có tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, lúc trở về họ vẫn được các doanh nghiệp mở rộng vòng tay đón nhận với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng.

 img
Tay nghề của công nhân là một trong những yếu tố sống còn quyết định chất lượng sản phẩm.

Anh Nguyễn Hữu Toản (Vĩnh Chân, Hạ Hòa) phấn khởi nói: "Học nghề xong, tôi đi làm được một thời gian thì có giấy gọi đi nghĩa vụ quân sự. Cứ tưởng thế là mất nghề, không ngờ khi mình xuất ngũ vẫn có công ty nhận mình vào làm việc. Đáng nói hơn là doanh nghiệp còn trả lương khá cao".

Với bất cứ nghề nào cũng vậy, sau một thời gian không đụng tay vào việc chắc chắn kiến thức học được sẽ bị hao mòn đi ít nhiều. Tuy nhiên, nếu được học hành bài bản, việc lấy lại "phong độ" chỉ là chuyện ngày một, ngày hai. Ông Nguyễn Ngọc Như - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây dựng Đức Mạnh, người trực tiếp tham gia giảng dạy phần thực hành cho các học viên cho biết: "Trực tiếp tham gia dạy nghề, rèn luyện tay nghề cho học viên nên tôi biết năng lực của từng học viên. Dù học viên có nghỉ làm một thời gian, nếu có nhu cầu làm việc lại tôi sẵn sàng đón nhận".

 img
Nhờ tay nghề giỏi mà Nguyễn Hữu Toản vẫn có việc làm sau khi đi bộ đội về.

Để chứng minh cho điều này, ông Như cho biết thêm: "Hiện nay công ty của tôi có 9 công nhân cơ khí thì có đến 7 người là học viên của lớp cơ khí do Trung tâm tổ chức".

Chất lượng là yếu tố sống còn

img Tôi thà bỏ ra gần 4 triệu đồng để thuê 1 công nhân có tay nghề còn hơn là bỏ ra hơn 3 triệu đồng để thuê 2 công nhân chưa biết nghề. img

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Hội Nông dân Phú Thọ cho biết: "Trung tâm chúng tôi là một trong những trung tâm ra đời sớm nhất cả nước. Vì vậy vấn đề tạo việc làm ổn định, thu nhập cao là vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm trong quá trình tổ chức dạy nghề.

Nếu chưa tìm được đầu ra cho lao động chúng tôi nhất quyết không mở lớp". Với doanh nghiệp, chất lượng lao động, tay nghề của công nhân là một trong những yếu tố sống còn quyết định đến năng suất công việc và chất lượng sản phẩm. Điều này cho thấy, nếu muốn dạy nghề đem lại công việc ổn định với thu nhập cao thì điều quan trọng nhất là ý thức và tay nghề của người lao động.

Ông Nguyễn Ngọc Như bày tỏ: "Trong thời gian tới, công ty của tôi sẽ mở rộng sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng lao động là rất lớn. Hiện nay, chúng tôi đang tuyển lao động theo hai nguồn. Thứ nhất là tuyển những lao động đã có nghề ở các công ty, xí nghiệp khác. Thứ hai là phối hợp với Hội Nông dân để mở lớp dạy nghề cơ khí và xây dựng".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem