Tính đến cuối năm 2016 vừa qua, số lượng mẫu smartphone bị cháy nổ khi đang sử dụng hoặc đang sạc đã tăng nhanh đáng kể. Vào năm ngoái, Samsung đã phải đối mặt với sự cố pin trên Galaxy Note 7, buộc phải thu hồi và “khai tử” dòng sản phẩm này. Mặc dù đây là thất bại lớn của nhà sản xuất Hàn Quốc nhưng cũng là bài học cảnh tỉnh cho các nhà sản xuất công nghệ khác và các nhà nghiên cứu, cần chú ý hơn và có động thái ngăn chặn tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học tại trường Đại học Stanford đã tiến hành nghiên cứu và phát triển một loại pin Li- ion sử dụng công nghệ “nonwoven electrospun separator” (tạm dịch: phân cách quay điện không dệt) với đặc tính chống cháy và hạn chế sinh nhiệt. Trong điều kiện thích hợp, bình chữa cháy sẽ được kích hoạt khi pin bắt lửa.
Sơ đồ phác thảo của pin chống cháy.
Tuy nhiên, nhà khoa học chủ nhiệm dự án, Giáo sư Yi Chul cho biết, tính năng này sẽ khiến cho máy bị giảm hiệu suất.
Loại pin mà các nhà khoa học Stanford phát triển sử dụng một sợi nhựa (chất triphenyl phosphate, có thuộc tính chống cháy), dùng để tách điện cực âm và điện cực dương ra xa nhau. Khi pin đạt đến nhiệt độ 150 độ C, chất này sẽ bị tan chảy, giải phóng ra phosphate. Phương pháp trên sẽ giúp máy xử lý khi pin quá nóng hoặc có thể dập tắt lửa chỉ trong 0,4 giây.
Thời gian tới, phương pháp xử lý chống cháy nổ pin tương tự vẫn sẽ tiếp tục được nghiên cứu, hy vọng được áp dụng sản xuất hàng loạt cho pin Li- ion.
Mới đây, thương hiệu LG cũng lên tiếng khẳng định sẽ sử dụng ống dẫn nhiệt bằng đồng để giúp thoát nhiệt cho pin của G6, tránh tình trạng nóng và cháy nổ máy.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.