Plan 75 - Bộ phim gây "sốc" đầu tiên tại LHP Cannes

Phương Việt Chủ nhật, ngày 22/05/2022 16:35 PM (GMT+7)
Plan 75 chiếu tại LHP Cannes của đạo diễn kiêm biên kịch Nhật Bản Chie Hayakawa dựa trên một vấn đề rất thực tế.
Bình luận 0

Theo Vulture, một trong những điều tuyệt vời nhất của Liên hoan phim Cannes là cơ hội được chứng kiến những tài năng xa lạ đang "đâm chồi". Trong buổi ra mắt bộ phim Plan 75 của Chie Hayakawa, nhiều chuyên gia đánh giá tác phẩm này có sức "bào mòn" tâm hồn người xem, đặc sản của phim Nhật Bản.

Trước khi bộ phim bắt đầu, Hayakawa đã lên sân khấu thừa nhận rằng "trái tim mình đập rất nhanh" trước phản ứng của khán giả. Cô cho biết bản thân đã làm việc trong nhiều năm để bộ phim ra đời. Đề cập đến sự khởi đầu của tác phẩm này là một bộ phim ngắn vào năm 2018 với cùng tiêu đề, một phần của tuyển tập mang tên Mười năm Nhật Bản. Đến cuối phim, nhiều khán giả đã rơi nước mắt vì cảm động.

Plan 75 - Bộ phim gây "sốc" đầu tiên tại LHP Cannes - Ảnh 1.

Một cảnh trong phim Plan 75. (Ảnh trong phim)

Plan 75 bắt đầu với một vụ nổ (theo nghĩa đen) nhưng được mở ra với sự tinh tế rợn người. Đó là một tiếng than khóc ai oán, với lời thoại được cắt giảm tối thiểu và chủ nghĩa hiện thực thơ mộng nhẹ nhàng khiến người xem cảm nhận được những kế hoạch trong tương lai không còn quá xa họ nữa. Phim lấy bối cảnh một phiên bản Nhật Bản, nơi đối mặt với tình trạng dân số già hóa nhanh chóng đang "rút cạn nguồn tài chính", Chính phủ quyết định cung cấp cho mọi người trên 75 tuổi tùy chọn (không bắt buộc, nhưng được đề xuất mạnh mẽ) để được chết miễn phí. Các bản tin của tờ Diegetic giải thích rằng, chính sách này "gây tranh cãi" nhưng hầu hết được chấp nhận bởi một nền văn hóa có "lịch sử hy sinh" và sau những "cuộc tấn công người cao tuổi" trên khắp đất nước xảy ra.

Plan 75: "Cú nổ" tại LHP Cannes

Phim theo chân ba nhân vật chính: Michi (Chieko Baishô), một cô hầu gái 78 tuổi duyên dáng, kiêu hãnh, sống một cuộc sống không mấy nổi bật nhưng độc lập, trải qua những khoảnh khắc hạnh phúc trước khi cô ấy từ bỏ công việc của mình và rơi vào nỗi cô đơn sâu thẳm; Hiromu (Hayato Isomura), một nhân viên tuyển dụng trẻ tuổi của Plan 75, người dần dần nhận ra nỗi kinh hoàng về những gì anh ta đang làm khi tiếp xúc với người chú lớn tuổi của mình. Nhân vật Maria (Stefanie Arianna Akashi), một phụ nữ Philippines, người bắt đầu bộ phim với tư cách là người chăm sóc cho những người già nhưng sức khỏe của cô con gái suy yếu buộc cô phải nhận một vị trí được trả lương cao hơn ở Plan 75.

Plan 75 - Bộ phim gây "sốc" đầu tiên tại LHP Cannes - Ảnh 2.

Chie Hayakawa Valery cho rằng, Nhật Bản không còn tôn trọng người cao tuổi. (Ảnh: AFP).

Hayakawa trình bày về cuộc sống của từng nhân vật của cô ấy và những thực tế xung quanh mà không có chút viễn tưởng, kinh dị hoặc khoa trương và bộ phim hay hơn cũng chính vì điều này. Mặc dù có nhắm mục tiêu rất rõ ràng là chỉ trích xã hội, nền văn hóa hiện tại của chúng ta về chủ nghĩa cá nhân và sự tách rời khi đối mặt với sự từ bỏ hoàn toàn của Chính phủ nhưng không hề có sự thuyết giáo, giáo điều trong phim. Trước liên hoan phim, Hayakawa nói với THR rằng, cô được truyền cảm hứng để làm bộ phim sau khi trở về Tokyo từ New York và cảm thấy bị sốc bởi "Nhật Bản đã trở nên không khoan dung như thế nào… Có một ý tưởng mới về "tự chịu trách nhiệm" đang được bàn tán khắp nơi, và ngụ ý dường như là những người bị thiệt thòi nên tìm cách tự bảo vệ mình".

Cụ thể, Hayakawa nói rằng, cô rất xúc động để viết bộ phim sau vụ án tang thương ở Sagamihara năm 2016 ở Tokyo, nơi một thanh niên giết 19 người tại nhà chăm sóc người khuyết tật và nói rằng anh ta đang cố gắng "giảm bớt gánh nặng" cho gia đình họ: "Tôi đã rất tức giận và nghĩ, nếu Nhật Bản tăng tốc trên con đường không có sự tha thứ này thì nó sẽ trở nên như thế nào?". 

Plan 75 trở lại với ý tưởng người già như một gánh nặng nhiều lần. Michi và bạn bè của cô ấy thảo luận về kế hoạch tìm cái chết của họ một cách vui vẻ, như một cách để đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho các cháu của họ. Michi dần chấp nhận số phận của mình khi cô nhận ra rằng, hệ thống xã hội không được thiết lập để giúp cô sống sót. Nhưng ở phần sau của bộ phim, khi Michi kết bạn bất hợp pháp với đặc vụ trẻ của Plan 75, người được thuê để thuyết phục cô chết.

Plan 75 cũng là một bộ phim kể về những khoảnh khắc nhỏ bé, tinh tế là điểm nhấn của cuộc sống và mang lại ý nghĩa cho nó: thưởng thức món sushi ngon, mở tung cửa sổ tại nơi làm việc để ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp, ngủ trên nệm của một người bạn. Hayakawa muốn nhắc nhở chúng ta về tính nhân văn, nhu cầu về tính tập thể và cộng đồng, đồng thời ngăn chúng ta cho phép các nhà lãnh đạo chính trị đưa thân phận con người xuống một con số trên một bảng tính.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem