Nền kinh tế Nga bị loại khỏi kinh tế toàn cầu, quay lại thời kỳ kế hoạch hoá tập trung kiểu Xô viết cũ

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 30/01/2023 06:00 AM (GMT+7)
Cuộc chiến tại Ukraine của Tổng thống Nga Putin đã thành công đưa nền kinh tế Nga bị loại khỏi kinh tế toàn cầu và quay trở lại thời kỳ kế hoạch hoá tập trung kiểu Xô viết cũ. Đó là một trong những đặc điểm tồi tệ nhất từng có của liên Xô cũ và là hệ thống kinh tế xơ cứng, thiếu tập trung.
Bình luận 0

Nước Nga và sự quay trở lại của kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết cũ

Michael Marder, giáo sư nghiên cứu triết học tại Đại học xứ Basque, là tác giả của cuốn "Triết học cho hành khách" khẳng định, Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã coi sự sụp đổ của Liên Xô cũ là một "thảm họa địa chính trị ".

Nhưng cuộc chiến tại Ukraine hiện đang tiến gần đến kỷ niệm một năm ngày thành lập, đây có thể được coi là đỉnh cao của nhiệm vụ kéo dài nhằm khôi phục đế chế của ông. Trong khi nỗ lực này gần như chắc chắn sẽ thất bại, Putin có thể thành công trong việc khôi phục một trong những đặc điểm tồi tệ nhất từng có của Liên Xô cũ. Đó là hệ thống kinh tế xơ cứng, thiếu tập trung.

Bất chấp những tuyên bố đắc thắng của Vladimir Putin, nền kinh tế Nga đã bị ảnh hưởng, các nhà phân tích đang tìm kiếm dữ liệu thay thế. Ảnh: ©FT/Sputnik/Kremlin pool/AP/Reuters.

Bất chấp những tuyên bố đắc thắng của Vladimir Putin, nền kinh tế Nga đã bị ảnh hưởng, các nhà phân tích đang tìm kiếm dữ liệu thay thế. Ảnh: ©FT/Sputnik/Kremlin pool/AP/Reuters.

Nền kinh tế Nga đang căng thẳng dưới các lệnh trừng phạt của phương Tây, một số nhà kinh tế và toán học hàng đầu của đất nước đang ủng hộ việc quay trở lại thời kỳ của các kế hoạch 5 năm, và các mục tiêu sản xuất định lượng. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà kinh tế học Ruslan Grinberg đã kêu gọi khôi phục nền kinh tế kế hoạch. Những gì Grinberg đề xuất không phải là một nền kinh tế chiến tranh trong đó sản xuất hướng tới nhu cầu của quân đội, mà theo quan điểm của ông, một nền kinh tế kế hoạch nên "không phải là định hướng, mà phải là chỉ định".

Nhưng trong khi Grinberg cố gắng đạt được sự cân bằng giữa kế hoạch và thị trường, thì những người khác đã đi xa hơn.

Albert Bakhtizin, giám đốc Viện Toán học Trung ương của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, không chỉ ủng hộ "lập kế hoạch chỉ định", mà còn ủng hộ việc quay trở lại kế hoạch kinh tế 5 năm (pyatiletka), mà ông định nghĩa là "lập kế hoạch chiến lược với định nghĩa rõ ràng về mục tiêu và hệ thống các chỉ tiêu có ý nghĩa xã hội". Theo quan điểm của ông, nhà nước Nga nên "tính toán những gì nên được sản xuất và khi nào, và chỉ định rõ những gì cần thiết".

Vladimir Putin thừa nhận sản lượng khí đốt thực sự đã giảm 12%. Ảnh: ©Andrey Rudakov/Bloomberg.

Vladimir Putin thừa nhận sản lượng khí đốt thực sự đã giảm 12%. Ảnh: ©Andrey Rudakov/Bloomberg.

Những đề xuất này có thể được coi là dấu hiệu đối phó trong sự tuyệt vọng, khi Nga đối mặt với các cuộc tẩy chay quốc tế và các biện pháp trừng phạt kinh tế. Nhưng việc Nga bị loại khỏi nền kinh tế toàn cầu (và các lĩnh vực ảnh hưởng quốc tế khác, chẳng hạn như khoa học, thể thao và văn hóa) chỉ là một phần của câu chuyện đó.

Không thể phủ nhận rằng, sự thụt lùi của các cải cách kinh tế thời hậu Xô Viết do Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin khởi xướng đánh dấu giai đoạn mới nhất trong sự thụt lùi về ý thức hệ, xã hội và chính trị của Nga.

Giờ đây, sự mê đắm mới bắt đầu của Nga nếu chọn đi nền kinh tế kiểu Xô Viết cũ thật là quan ngại, vì nền kinh tế cũ quan liêu, kém hiệu quả và cuối cùng là không khả thi lại từng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của nó. Nhưng cũng có nhiều lý do khác, sâu xa hơn khiến người Nga ngày càng quay lưng lại với nền kinh tế thị trường.

Chi phí kinh tế và xã hội ngày càng tăng trong cuộc chiến của Nga với Ukraine khiến Điện Kremlin phải đối mặt với một số lựa chọn chính sách trong nước không thể giải quyết. Ảnh: @AFP.

Chi phí kinh tế và xã hội ngày càng tăng trong cuộc chiến của Nga với Ukraine khiến Điện Kremlin phải đối mặt với một số lựa chọn chính sách trong nước không thể giải quyết. Ảnh: @AFP.

Putin dẫn Nga vào 'thảm họa' khi đất nước bị giáng đòn kinh tế 82 tỷ bảng Anh

Những nỗ lực của Vladimir Putin nhằm tống tiền châu Âu bằng khí đốt đã gây tổn hại cho nền kinh tế Nga, trong khi các quốc gia châu Âu thay thế thành công sản phẩm của Moscow, các chuyên gia từ Đại học Yale nói với tạp chí Express.co.uk.

Cụ thể, Nga đã mất 100 tỷ đô la (82 tỷ bảng Anh) doanh thu khí đốt kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, và các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ dẫn đến một "thảm họa" cho nền kinh tế Nga. Các chuyên gia kinh tế từ Viện Lãnh đạo Giám đốc điều hành Yale cho biết, Nga sẽ không thể thay thế thu nhập mà họ từng có được từ châu Âu.

Một công nhân đi bộ dưới hệ thống đường ống trong sân tại một mỏ dầu khí Gazprom ở Sakha- phía đông của Nga. Ảnh: @Getty Images.

Một công nhân đi bộ dưới hệ thống đường ống trong sân tại một mỏ dầu khí Gazprom ở Sakha- phía đông của Nga. Ảnh: @Getty Images.

Jeffrey Sonnenfeld và Steven Tian nói với Express.co.uk rằng, Nga không thể thay thế để Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất về khí đốt khi châu Âu tự loại bỏ tài nguyên năng lượng của Putin, điều này sớm muộn gì cũng dẫn đến doanh thu khí đốt của Nga giảm mạnh.

Ông Tian giải thích: "100 tỷ đô la là số tiền mà Nga đã mất trong năm ngoái. Trong tương lai, họ sẽ còn mất nhiều hơn nữa bởi châu Âu có khả năng sẽ không bao giờ cần khí đốt của Nga nữa. Điều này đồng nghĩa tất cả 83% lượng khí đốt của Nga đến châu Âu sẽ phải đi đến một nơi khác".

"Một nửa ngân sách của chính phủ Nga đến từ khí đốt. Tất cả những thứ đó đã biến mất, điều đó có tác động lớn, nhưng chúng ta mới chỉ bắt đầu thấy tác động của điều đó ở Nga. Vào năm 2022, tác động chỉ đang trong mức độ nung nấu, nhưng trong tương lai, việc mất doanh thu từ khí đốt này sẽ là vĩnh viễn. Nó sẽ là một thảm họa và Nga không có cách nào giải quyết được".

Ông Sonnenfeld cũng giải thích việc Nga tổ chức cuộc chiến tại Ukraine, và nỗ lực gây áp lực với châu Âu bằng việc rút nguồn cung cấp khí đốt chỉ gây thêm nhiều tác hại cho nền kinh tế Nga. Ông nói thêm: "Thứ duy nhất mà Putin có ngoài một đội quân đang dần sụp đổ là năng lượng. Giờ đây, Nga không mang gì ra thị trường thế giới ngoài nguyên liệu thô của mình".

"Họ không có giá trị gia tăng nào trên thị trường thế giới, và bây giờ thế giới đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho các nguồn tài nguyên của Nga. Tất cả những gì Putin đã làm là khiến đất nước của ông ấy lùi lại 30 năm về mặt niềm tin từ thị trường".

Các chuyên gia khác cũng đồng ý. Như một thành viên tư vấn cao cấp tại think tank Chatham House cho biết, kế hoạch của Putin đã bị phá hỏng bởi mùa đông ấm áp của châu Âu.

Những lo ngại vào cuối năm 2022 về tình trạng mất điện và hậu quả từ hạn chế khí đốt ở châu Âu đã không thành hiện thực, và thời tiết ấm hơn dự kiến cũng đã giúp lục địa này vượt qua mùa đông dễ dàng hơn.

Bất chấp những tuyên bố đắc thắng của Putin, nền kinh tế Nga đã bị ảnh hưởng thực sự ra sao? Ảnh: @AFP.

Bất chấp những tuyên bố đắc thắng của Putin, nền kinh tế Nga đã bị ảnh hưởng thực sự ra sao? Ảnh: @AFP.

Keir Giles nói với đài CNN rằng: "Có một quan điểm truyền thống ở Nga rằng ,một trong những tài sản tốt nhất của họ trong chiến tranh là mùa đông nói chung.Trong trường hợp này, Nga đã tìm cách khai thác mùa đông để tăng cường sức mạnh của một công cụ khác trong hộp của mình: vũ khí năng lượng; "Nga đang tính đến việc đóng băng mùa đông để khiến châu Âu tỉnh táo và thuyết phục công chúng trên khắp lục địa già rằng, sự ủng hộ dành cho Ukraine không đáng để họ phải chịu đau đớn trong ví tiền chi phí sinh hoạt của mình".

Nền kinh tế Nga đang bắt đầu cảm thấy sức nặng của các biện pháp trừng phạt

Sau gần một năm áp dụng các biện pháp trừng phạt dần dần gia tăng, khi các cường quốc lớn trên thế giới cắt đứt quan hệ với Nga do cuộc chiến tại Ukraine, có vẻ như quốc gia này cuối cùng cũng cảm nhận được gánh nặng của các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế của mình. Doanh thu năng lượng của Nga đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục giảm vào năm 2023, khi nhiều biện pháp trừng phạt được đưa ra. Điều này đã gây ra hiệu ứng dây chuyền đối với các ngành công nghiệp khác, với doanh số bán ô tô giảm đáng kể và các lĩnh vực sản xuất khác dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Cho đến nay, nền kinh tế Nga vẫn có khả năng phục hồi, nhưng họ cũng sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực hơn khi các quốc gia trên khắp Bắc Mỹ và Châu Âu tiếp tục từ bỏ năng lượng và các sản phẩm khác của Nga.

Trong tháng này, điều phối viên đặc biệt cho Tổng thống Joe Biden Amos Hochstein tuyên bố rằng, giới hạn giá dầu của Nhóm G7 đang hoạt động "cho đến nay rất tốt". Mức giá áp trần được đưa ra vào ngày 5 tháng 12 để giảm doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của Nga, đã và đang gây áp lực lớn hơn lên nền kinh tế của Nga.

Các quốc gia trên khắp EU đã áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với dầu khí của Nga vào tháng 12/2022 sau khi các quốc gia thành viên dành nhiều tháng để giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Theo quy định này, các công ty trong các nước thuộc nhóm G7, EU và Úc sẽ không được phép vận chuyển, cung cấp dịch vụ bảo hiểm, mua bán hoặc môi giới với các tàu hàng chở dầu thô Nga, trừ khi dầu có giá bán dưới 60 USD/thùng. Thậm chí, tất cả các sản phẩm dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga sẽ bị EU cấm từ ngày 5/2/2023.

Tổng thống Nga Putin đã đáp trả bằng cách ban hành lệnh cấm mua dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trong 5 tháng đối với bất kỳ quốc gia nào tuân theo mức giá áp trần ở trên. Tuy nhiên, việc tuân thủ rộng rãi áp giá trần được cho là đã tác động mạnh đến nền kinh tế Nga.

Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) của Phần Lan ước tính, chi phí hao hụt cho Nga từ cho những giới hạn này lên tới tổng cộng khoảng 172 triệu USD mỗi ngày. Điều này phản bác lại những lời chỉ trích ban đầu trước kế hoạch giới hạn giá của một số chính trị gia, bao gồm cả Cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steve Mnuchin, người cho rằng kế hoạch giới hạn áp trần giá dầu này "không những không khả thi", mà còn nói thêm rằng: "Tôi nghĩ đó là ý tưởng nực cười nhất mà tôi từng nghe".

Giá trần làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế Nga, thêm vào các biện pháp trừng phạt đã có từ trước đối với dầu thô của Nga. Cộng với đó, chi phí của cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và tác động kinh tế dây chuyền của các biện pháp trừng phạt năng lượng đã khiến Nga phải vay tiền. Thâm hụt ngân sách của Nga tăng lên mức kỷ lục trong tháng 12/2022, sau khi Mỹ và EU áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn đối với năng lượng Nga.

Và không chỉ những hạn chế về doanh số bán năng lượng đang đặt ra mối đe dọa đối với nền kinh tế Nga vào năm 2023, với những kỳ vọng về sự sụt giảm trong các mặt hàng xuất khẩu khác.

Nga không có giá trị gia tăng nào trên thị trường thế giới, và bây giờ thế giới đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho các nguồn tài nguyên năng lượng của Nga. Tất cả những gì Putin đã làm, là khiến đất nước của ông ấy lùi lại 30 năm về mặt niềm tin từ thị trường. Ảnh: @AFP.

Nga không có giá trị gia tăng nào trên thị trường thế giới, và bây giờ thế giới đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho các nguồn tài nguyên năng lượng của Nga. Tất cả những gì Putin đã làm, là khiến đất nước của ông ấy lùi lại 30 năm về mặt niềm tin từ thị trường. Ảnh: @AFP.

Theo Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (AEB), doanh số bán ô tô của Nga  đã giảm 58,8% vào năm 2022 sau các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Điều này khiến nhiều nhà sản xuất ô tô của Nga phải tạm dừng sản xuất, đặc biệt là khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn nghiêm trọng, làm giảm khả năng cung cấp các bộ phận, linh kiện. Do những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất, giá ô tô ở Nga đã tăng vọt trong năm ngoái, khiến người tiêu dùng không muốn chi tiền cho một chiếc xe mới. Trên thực tế, doanh số bán ô tô đã giảm từ 1,6 triệu chiếc vào năm 2021 xuống chỉ còn 687.370 chiếc vào năm 2022. Ngoài ra, một số nhà sản xuất ô tô lớn của châu Âu đã rời thị trường Nga để đối phó với cuộc xung đột Ukraine.

Nói tóm lại, khi các quốc gia trên khắp Bắc Mỹ và Châu Âu từ bỏ năng lượng và các sản phẩm khác của Nga, cắt đứt quan hệ với nước này và gây ra sự gián đoạn đối với nguồn cung của nước này, chúng ta sẽ phải chờ đợi diễn tiến của cuộc tấn công Ukraine, và các phản ứng tiếp theo từ các cường quốc lớn trên thế giới sẽ có tác động to lớn như thế nào đến nền kinh tế Nga.

Huỳnh Dũng- Theo Japantimes/Express/Gisreportsonline

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem