ông Josep Borrell, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh - đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: AA
Tờ Sputnik của Nga dẫn lời ông Josep Borrell, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh - đối ngoại của EU, cho hay, các Bộ trưởng Ngoại giao của EU dự định đồng thuận ngay sau ngày 27/2 (giờ địa phương) về loạt biện pháp mới trừng phạt Nga.
"Hôm 27/2, chúng tôi sẽ thông báo sự nhất trí của 27 quốc gia thành viên EU với loạt biện pháp trừng phạt tổng thể, mở đường cho việc điều chỉnh nhanh chóng các hành động cần thiết", vị quan chức cấp cao của EU tuyên bố.
Cụ thể, ông Borrell cho biết, các Bộ trưởng Ngoại giao EU đồng ý ngắt kết nối với một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Tuy nhiên, ông Borrell không nêu chi tiết tên các ngân hàng Nga sẽ bị áp lệnh trừng phạt này, chỉ lưu ý rằng việc đưa các ngân hàng nào vào danh sách trừng phạt sẽ tiếp tục đến tối 27/2.
"Khoảng một nửa nguồn dự trữ tài chính của Ngân hàng Trung ương Nga sẽ bị đóng băng khi biện pháp trừng phạt này được áp dụng", ông Borrell nói thêm và giải thích rằng hơn một nửa nguồn dự trữ của Moscow được giữ trong ngân hàng của các nước G7.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh - đối ngoại của EU kỳ vọng các biện pháp trừng phạt mới sẽ tác động mạnh đến hệ thống tài chính của Nga.
Ông Borrell tuyên bố, các quốc gia thành viên của EU đã nhất trí về việc thực hiện các quyết định trừng phạt trước sáng 28/2 "khi các ngân hàng trung ương hoạt động trở lại".
Tuy nhiên, ông Borrell thừa nhận rằng, EU không thể phong tỏa nguồn dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga ở Moscow hoặc Trung Quốc. Vị quan chức cấp cao của EU cũng thừa nhận, Moscow những năm gần đây đã đưa nguồn dự trữ tới các quốc gia không bị chi phối bởi chính sách của EU.
Ông Borrell thừa nhận nước Nga của ông Putin những năm gần đây chuyển nguồn dự trữ tới các quốc gia không bị chi phối bởi EU. Ảnh minh họa: AP
Ông Borrell còn lưu ý, Nga đã chuẩn bị tài chính để đối phó với tình hình hiện tại và các lệnh trừng phạt trong tương lai khi chuyển nguồn dự trữ khỏi đồng đô la và đầu tư sang đồng euro và nhân dân tệ.
Ngoài ra, ông Borrell cho biết, không thể cắt đứt hệ thống tài chính của một quốc gia vốn có tính liên kết chặt chẽ với các quốc gia khác trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, ông Borrell nhấn mạnh, mức độ ngắt kết nối các ngân hàng Nga với dòng tài chính quốc tế đã được "điều chỉnh và tính toán cẩn thận" để gây thiệt hại tối đa cho hệ thống tài chính Nga, đồng thời vẫn duy trì mức độ kết nối tối thiểu với các hệ thống tài chính khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.