Quan chức hải quân Mỹ đổi tình lấy bí mật quân sự

Vũ Duy (Theo Japanese Times) Chủ nhật, ngày 27/03/2016 12:55 PM (GMT+7)
Một quan chức cao cấp hải quân Mỹ mới đây đã bị kết án 46 tháng tù vì tội cung cấp thông tin mật cho nhà thầu Malaysia, đổi lại quan chức này đòi nhà thầu trên phải hối lộ cả tiền lẫn tình.
Bình luận 0

Theo trang mạng Japanese Times, quan chức nói trên chính là thuyền trưởng Daniel Dusek, một quan chức cấp cao, bị kết tội trong vụ đại án liên quan hối lộ của Hải quân Mỹ. Ông này còn phải nộp phạt 70.000 USD và bồi thường một khoản 30.000 USD cho Hải quân Mỹ.

“Thật tình tòa không thể hình dung đối với một ai đó ở vị trí của ông trong Hải quân Mỹ lại bán thông tin dựa trên những gì ông được cung cấp-phòng khách sạn, thú tiêu khiển và dịch vụ gái mại dâm”, Thẩm phán Janis Sammartino phát biểu trong phiên xét xử tại thành phố San Diego, California (Mỹ).

Bị can Dusek, 49 tuổi, người đã khai nhận rằng vào tháng 1.2015 đã làm gián điệp để vòi hối lộ, là một trong số quan chức hải quân đương nhiệm và đã nghỉ hưu bị kết án trong vụ án trên liên quan việc nhận hối lộ hàng chục triệu USD. Một điểm khác, ông này từng trên cương vị phó giám đốc phụ trách hoạt động của Hạm đội 7 của Mỹ.

img

Thuyền trưởng Daniel Dusek.

Bị cáo chính trong vụ án nêu trên là Leonard Francis, người này đã nhận tội vào năm ngoái và thừa nhận rằng công ty của ông này có trụ sở tại Singapore-Công ty hàng hải quân sự Glenn (GDMA) chuyên cung cấp dịch vụ tại cảng biển-đã hối lộ thuyền trưởng Dusek và một số quan chức khác bằng việc mời ăn, rượu, thuê phòng khách sang trọng và các lại quả khác để đảm bảo rằng các tàu hải quân của Mỹ cập tại các cảng mà công ty GDMA cung cấp dịch vụ.

Cụ thể, Dusek đã dàn xếp cho tàu sân bay Mỹ USS Abraham Lincoln cập tại cảng Klang (Malaysia), cảng do bị cáo Francis sở hữu, theo bản chi phí cân đối kế toán của công ty này. Các quan chức cho biết chi phí cập cảng của tàu sân bay nói trên vào năm 2010 tiêu tốn ngân sách Mỹ lên đến 1,6 triệu USD.

“Vụ phản bội của thuyền trưởng Dusek là nghiêm trọng nhất bởi lực lượng hải quân đã đặt quá nhiều tin tưởng, quyền lực và thẩm quyền vào tay ông này”, Trưởng lý Laura Duffy cho biết. “Đây là hình phạt thích đáng cho ông này, người đã được đánh giá quan trọng đến nỗi những đồng phạm còn đặt biệt danh cho ông ta là “tài sản vàng”.

Một chi tiết của vụ án trên mà Francis còn thừa nhận rằng chính Francis đã bòn rút từ ngân sách quân đội Mỹ tới hàng chục triệu USD bằng việc thường xuyên khai khống các chi phí nhiên liệu, dịch vụ kéo tàu và làm sạch tàu.

Francis còn đồng ý trả lại số tiền lên đến 35 triệu USD mà ông này kiếm được trong vụ án trên và sẽ phải trả lại Hải quân Mỹ bất kể khoản tiền nào khác mà tòa phán quyết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem