Quan chức tham nhũng khủng khiếp đã khiến Liên Xô sụp đổ ra sao?
Quan chức tham nhũng khủng khiếp đã khiến Liên Xô sụp đổ ra sao?
MA
Thứ bảy, ngày 14/01/2023 18:32 PM (GMT+7)
Chỉ trong vòng 6 năm, có hơn 4.000 quan chức bị khởi tố, trong đó có 10 anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa, hơn 30 quan chức cấp cao nhất của Bộ nội vụ Uzbekistan và Liên Xô, 4 bí thư trung ương Đảng.
Những cáo buộc, được đưa ra đối với các nhà điều tra những vụ án đặc biệt quan trọng của Tổng công tố Liên Xô Telman Gdlian và Nicolai Ivanov, rất đa dạng và không rõ ràng. Một trong những cáo buộc chủ yếu được Egor Ligachev đưa ra là chính những người này bằng biện pháp nghiêm trọng nhất đã thúc đẩy Liên Xô sụp đổ.
Những người làm tung “Vụ án bông”
Từ năm 1983, thời kỳ Yuri Andropov đang lãnh đạo đất nước, Gdlian cùng trợ lý của mình – Nicolai Ivanov, bắt đầu điều tra vụ án tham nhũng, có thể nói, qui mô nhất trong toàn bộ lịch sử Liên Xô: lạm dụng quyền lực nhiều lần, nhận hối lộ, báo cáo láo… ở Uzbekistan.
Vụ án, có tên gọi “Vụ án bông”, thực tế là một đám các vụ án hình sự được liên kết vói các tình tiết giống nhau. Cho đến khi nhóm điều tra Gdlian và Ivonov bị giải tán, theo chỉ thị từ cấp cao nhất từ năm 1983 đến 1989 hơn 200 điều tra viên đã khởi tố thành công 800 vụ án hình sự, kết quả đã kết án hơn 4.000 người.
Trong số những người bị thụ án có 10 anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa, lần lượt hơn 30 quan chức quyền lực cấp cao nhất của Bộ nội vụ Uzbekistan và Liên Xô, 4 bí thư trung ương Đảng Uzbekistan và các bí thư tỉnh ủy. Sợi chỉ của các vụ án hình sự được tháo gỡ thường dẫn đến Kremlin. Tiền mặt thu giữ được trong các chiến dịch tham nhũng lên tới hàng tỉ rúp.
Nhiệt huyết của họ bị làm nguội lạnh như thế nào
Từ cuối năm 1988 những nhân viên KGB, được cử đến các nhóm điều tra, đã bắt đầu gỡ tung các vụ án hình sự, còn đối với chính Gdlian và Ivanov, người ta cáo buộc họ đã áp dụng các biện pháp của những người của Beria trước kia khi thẩm vấn người bị điều tra để lấy lời nhận tội.
Telman Gdlian và Nicolai Ivanov, sau nhiều lần trưng bày số tài sản khổng lồ thu được trong phạm vi “Vụ án bông” và nhiều lần phát biểu trên báo chí Liên Xô, trở nên rất nổi tiếng trong nhân dân. Trong làn sống này Gdlian đã được bầu là đại biểu nhân dân của Liên Xô.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cách họ hành xử như vậy là sai lầm, là truyền bá. Anatoli Sobchac đã gọi họ là “các diễn giả đường phố”. Ngoài ra, sự tích cực của họ, như chính Gdlian thừa nhận, không được sự ủng hộ của tổng bí thư lúc bấy giờ là Mikhail Gorbachev.
Tháng 5/1988 Ủy ban đặc biệt điều tra các yếu tố vi phạm pháp luật trong khi điều tra các vụ án tham nhũng ở Uzbekistan nhận thấy rằng: nhà bác học người Estonia Johannes Khint (đã chết trong tù), đã bị kết tội trong vụ án lớn nổi tiếng đầu tiên do Gdlian chỉ đạo – ở đây có sự vị phạm thô bạo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà bác học được phục hồi danh dự sau khi đã chết.
Ngày 6/5 năm đó Gdlian và Ivanov bị chấm dứt làm công việc điều tra và bị khởi tố vụ án hình sự. Chính hai người này bị cáo buộc tội tham nhũng khi tiến hành điều tra “vụ án bông”. Cuộc trò chuyện cá nhân của Gdlian với Gorbachev sau khi ông bị nghỉ việc hai tuần đã không thay đổi được tình hình. Gdlian và Ivanov thế là vẫn không có việc.
Điều gì xảy ra với họ sau đó?
Vụ án hình sự được khởi tố đối với Gdlian và Ivanov đã chấm dứt trong năm 1991 với định thức có một không hai, xét từ quan điểm luật pháp: “vì tình hình chính trị thay đổi”. Gdlian sau đó tham gia hoạt động chinh trị và được bầu là đại biểu Duma quốc gia. Nicolai Ivanov sau đó trở thành luật sư thực hành và đã viết một số cuốn sách, trong đó có cuốn “Vụ án Kremli” đồng tác giả với Gdlian đã xuất bản.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.