1. Luôn giữ cho mình sự kỷ luật, tôn trọng từng đồng tiền kiếm được
Chung Ju Yung, người sáng lập tập đoàn Hyundai, một trong những người giàu có nhất Hàn Quốc, là một người vô cùng tiết kiệm và đơn giản. Trong thời gian lập nghiệp, ông từng nhắc nhở cấp dưới của mình nên tiết kiệm vì “uống cà phê lãng phí ngoại hối”. Đầu những năm 80 của thế kỉ 20, để tiết kiệm chi phí thay đế mà ông đã đóng đế sắt vào giày của mình. Cho đến nay, ông Chung vẫn mặc bộ quần áo lao động ông từng mặc những năm 70, tivi trong nhà cũng là chiếc tivi 17 inch sản xuất từ năm 1988.
Tỷ phú người Hồng Kông, Lý Gia Thành, trong lúc đi ra từ khách sạn mà ông nghỉ ngơi đã làm rơi đồng 1 xu xuống đất, một nhân viên bảo vệ người Ấn Độ đã nhặt đồng xu đó lên đưa cho ông, ông Lý từ trong túi lấy ra 100 đô la Hồng Kông đưa cho nhân viên bảo vệ đó rồi cũng tặng luôn đồng 1 xu cho anh ta. Người khác hỏi Lý Gia Thành vì sao lại làm như vậy, ông nói: “100 đô la là tiền phục vụ mà tôi trả cho nhân viên đó. Còn đồng 1 xu kia nếu không được nhặt lên, người qua người lại, đồng xu đó có thể sẽ bị rơi xuống rãnh, vậy thì sẽ rất lãng phí, tiền là để tiêu, nhưng không thể lãng phí”.
Tiền là để tiêu, nhưng không thể lãng phí
Chúng ta thường hay nói người càng giàu có thì càng keo kiệt, đó là bởi vì ho biết từng đồng từng hào kiếm ra được đều không dễ dàng gì.
2. Đầu tư cho bản thân là bước đi thông minh nhất
Nhà kinh tế học hành vi Sendhil Mullainathan và Eldar Shafir trong cuốn “Scarcity” (tạm dịch: “Sự khan hiếm”) có viết: những người nghèo khó trong một thời gian dài, dù có đưa cho họ một số tiền lớn thì cách mà họ sử dụng nó thường cũng sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là thua lỗ, từ đó lại tiếp tục lâm vào cành nghèo nàn.
Nhà kinh tế học nổi tiếng Abhijit V.Banerjee trong cuốn “Poor Economics: A Radical Rethinking of the Way to Fight Global Poverty” (tạm dịch: “Bản chất của nghèo đói”) có viết: điểm khác biệt lớn nhất trong tư duy giữa người nghèo và người giàu đó là nếu cùng đưa cho họ một số tiền, người nghèo sẽ đi mua đồ ăn ngon, họ chú trọng vào sự hưởng thụ trước mắt, còn người giàu lại đi mua thức ăn dinh dưỡng, đồng thời tăng cường đầu tư cho chính bản thân mình, chú trọng đầu tư cho tương lai lâu dài.
Biết đầu tư cho bản thân mới là người khôn ngoan
Quan niệm về giàu có của người giàu là thứ giúp cuộc đời của họ trở thành huyền thoại, giúp họ tích lũy tài sản cho riêng mình. Cứ giữ quan điểm sai lầm về tiền bạc thì dù một đêm nào đó nếu may mắn được tiền rơi trúng đầu, bạn cũng khó có thể giữ được sự giàu có đó lâu dài.
3. Nắm bắt cơ hội, dám hành động
Sự giàu có tồn tại ở mọi nơi, quan trọng là bạn có dám theo đuổi nó hay không. Không làm việc, bạn sẽ không kiếm được tiền; còn không dám hành động thì bạn sẽ chẳng thể nào kiếm được nhiều tiền. Tôi dám làm thì tôi giàu!
Thử nhìn xem các tỷ phú trong thiên hạ, có ai là không có gan, không có trí và không dám hành động! Nghĩ lại năm đó Bill Gates bỏ Đại học Harvard và bắt đầu Microsoft với hai bàn tay trắng, nếu là bạn, bạn có gan? Tỷ phú trẻ tuổi nhất nước Mỹ Michael Dell ngay từ khi còn học đại học đã tự mình lắp ráp một chiếc máy tính rồi mang đi bán, sau đó tự mở một công ty máy tính, là bạn, bạn có dám? Tất cả họ đều có chung 3 chữ “dám hành động”.
Dám hành động bạn mới có thể kiếm được nhiều tiền
Ngày nay, mọi người đang ngày một bàn tán nhiều hơn về sự giàu có, nhưng nói thì nhiều, còn làm thì lại ít.
Người tài giỏi trước tiên phải là người biết tạo ra cho mình một quan điểm đúng đắn về tiền bạc và sự giàu có, để từ đó nỗ lực không ngừng, trở thành chủ nhân đích thực của đồng tiền.
Ba điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng làm được thì không hề dễ dàng chút nào.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.