Quân đội Ukraine gần Bakhmut dùng siêu vũ khí Mỹ để gài lính Nga vào bẫy
Quân đội Ukraine gần Bakhmut dùng siêu vũ khí Mỹ để gài lính Nga vào bẫy
Minh Nhật (theo CBS News)
Thứ năm, ngày 13/07/2023 13:42 PM (GMT+7)
Tiếng nổ vang lên khi những người lính Ukraine hộ tống nhóm phóng viên CBS News băng qua rừng. Kể từ thời điểm phóng viên đến vị trí của người Ukraine ở ngoại ô thành phố Bakhmut đang bị Nga chiếm đóng, các khẩu súng của Lữ đoàn xe tăng 17 của Ukraine chưa bao giờ im tiếng.
Những khẩu súng đã dồn dập tấn công các vị trí phòng thủ của Nga xung quanh thành phố trong nhiều tuần khi Ukraine đẩy mạnh cuộc phản công của họ.
Việc chiếm lại thành phố công nghiệp, mặc dù nó có giá trị chiến lược tối thiểu và đã bị hủy diệt, là mục tiêu chính của Ukraine. Hàng nghìn sinh mạng của cả hai bên tham chiến đã thiệt mạng khi tranh giành thành phố này.
Tướng lực lượng mặt đất của Ukraine trong tuần này gợi ý rằng quân Nga ở Bakhmut đã hết lựa chọn sau khi giành quyền kiểm soát thành phố tan hoang và nhấn mạnh rằng: "Đối phương đã mắc bẫy".
Lữ đoàn xe tăng 17 là một phần của cái bẫy, nhưng quân đội Ukraine không nhắm vào người Nga bằng xe tăng, mà bằng pháo tự hành Howitzer M109 do Mỹ cung cấp. Ukraine có hàng chục khẩu pháo do Mỹ sản xuất và chúng đã trở thành vũ khí tiền tuyến quan trọng trong cuộc phản công.
Nhưng việc sử dụng pháo cũng mang lại rủi ro cho lực lượng vận hành chúng vì họ ở quá gần các vị trí của Nga. Mỗi quả đạn mà họ bắn ra cũng tạo ra một cột khói lớn trong không trung, có thể tiết lộ vị trí của họ cho các máy bay không người lái của Nga bay lượn trong khu vực và Nga sẽ bắn trả.
Xa hơn trong khu rừng rậm rạp, vị chỉ huy 24 tuổi tên là "Roman" cho biết, cuộc chiến diễn ra cả ngày lẫn đêm và lựu pháo là một công cụ quan trọng vì "chúng đáng tin cậy và hoạt động tốt".
“Càng nhiều vũ khí, càng nhiều đạn dược thì càng tốt. Chúng càng chính xác, chúng tôi càng tiêu diệt được nhiều kẻ thù", Roman nhấn mạnh.
Máy bay không người lái hoặc thiết bị định vị trên mặt đất giúp xác định các mục tiêu của Nga và xác định tọa độ các mục tiêu tấn công, sau đó báo cho Roman. Anh liên lạc bằng vô tuyến cho một trong các đơn vị đặt súng, sau đó một xạ thủ nhắm mục tiêu và bắn một quả đạn 155mm vào quân đội Nga.
Máy bay không người lái sẽ khảo sát chiến trường từ trên cao để xem liệu quả đạn có bắn trúng mục tiêu hay không.
Với tốc độ họ đốt pháo trên chiến trường, thật dễ hiểu tại sao Ukraine luôn cần nhiều đạn dược hơn và đang mong đợi bom, đạn chùm mà Mỹ đã hứa sẽ cung cấp cho họ.
"Chúng là những loại đạn rất hữu ích. Chúng đã chứng tỏ là có hiệu quả. Tất nhiên chúng tôi càng có nhiều thì càng tốt", Roman nói khi một vụ nổ lớn làm rung chuyển mặt đất khi Ukraine bắn một quả đạn pháo Howitzer khác về phía quân đội Nga.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.